Page 176 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 176
Còn về thơ thì giọng anh ngâm tuyệt vời. Những bài
như: “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, “Tây Tiến” của
Quang Dũng, “Tống biệt hành” của Thâm Tâm, “Hồ Trường”
của Nguyễn Bá Trạc, “Nhà tôi” của Yên Thao, “Màu tím hoa
sim” của Hữu Loan cùng vô số bài thơ khác nữa, hầu như anh
chinh phục người nghe một cách tuyệt đối! Có lần vợ chồng
nhà văn Thái Lãng và nữ họa sĩ Quỳ chỗ trường Bùi Thị Xuân
mời đến nhà dự tiệc, khi tới cao trào thơ phú, thi sĩ họ Lê cất
giọng trình bày luôn mấy bài liền. Trong cuộc tiệc nghe anh
ngâm ai nấy đều rợn người. Rượu uống theo không khí điệu
thơ quá cảm giác, anh dằn cốc men vỗ mạnh xuống bàn, cốc
vỡ mẻ chém làm tay bị thương mà không hay mãi khuya về
mới thấy đau nhức. Riêng thơ anh sáng tác, tác giả tự đọc rất
có hồn. Tôi vô cùng mê thích khi anh ngâm đi ngâm lại mấy
sáng tác của anh: Bằng tiếng thoảng qua, Những vẻ vô tăm
và nhất là bài Bên hồ Thủy Ngữ, lúc anh thả điệu Hành vân,
Lưu thủy tôi chỉ biết "đứng hình" ôm đầu nín lặng thưởng thức
trọn vẹn bài thơ rồi thốt lên "quá đã!". Nhờ cạnh nhau và nghe
thơ anh nhiều lần nên tôi thuộc luôn mấy bài này. Ở Phú Yên
hồi ấy cũng có những giọng ngâm thơ hay, kỹ thuật điêu luyện
như: Phạm Cao Hoàng, anh em nhà Nguyễn Đình Quảng; sau
này có Ngọc Hà, Vân Phi và một vài nghệ sĩ chuyên nghiệp;
nhưng ngâm để người nghe sướng rân phải thốt lên "quá đã"
thì chưa. Chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết đã từng nổi da
gà khi nghe Lê Văn Ngăn đọc thơ trong một chiều mưa ở Đà
Lạt!
Lớn hơn 5 tuổi anh coi tôi như người em, đi đâu cũng
rủ. Nhiều khi chủ nhật trời mưa, chúng tôi đội chung tấm
164