Page 181 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 181
Duy Năng, nhà văn Thế Nguyên chủ trương tạp chí Trình Bày
và nhật báo Làm Dân. Thế hệ trẻ có các anh Trần Hoài Thư,
Nguyễn Hoàng Thu, Nguyễn Âu Hồng, Thế Vũ , Lưu Vân, Chu
Trầm Nguyên Minh, Y Uyên, Lê Văn Thiện, Vũ Hữu Định,
Nguyễn Bắc Sơn... Nhạc có nhạc sĩ du ca Nguyễn Quyết Thắng,
nhạc sĩ nhà thơ Phan Ni Tấn... Họa có hoạ sĩ Đinh Cường,
Phạm Kim Khải, Nguyễn Cao Thâm, Lê Ký Thương... Người ở
lâu nhất là nhà văn Thế Vũ. Anh từng ăn khoai lang luộc thay
cơm trong thời kỳ anh đói khổ, truy đuổi nhưng hầu hết những
trang viết của anh đã viết ở căn phòng này. Trong số những
anh em văn nghệ nói trên, còn có nhà thơ Lê Văn Ngăn.
Nhà thơ Lê Văn Ngăn là người đã để lại nhiều ấn
tượng sâu sắc trong bạn bè, anh em Nha Trang rất quí anh vì
lý do: Anh có kiến thức rộng, thơ và ngâm thơ rất hay, ngoài
ra tính nết anh thâm trầm, không trịch thượng, với giọng Huế
nhỏ nhẹ. Những năm 1971-1975 anh từ Đà Lạt xuống, Quy
Nhơn vô và sau 1975 anh cũng đã ghé Nha Trang hai lần để
gặp lại bạn bè. Mỗi lần anh có mặt ở Nha Trang, họa sĩ Thanh
Hồ chịu khó đi thông báo cho từng anh em là có Ngăn về vì
không có điện thoại như hiện nay. Nhớ lại và rất thương họa
sĩ Thanh Hồ, vợ chồng họa sĩ Thanh Hồ rất tốt với bạn bè, ít
có người như thế trên cõi đời này. Có lần vợ tôi đang sinh ở
nhà hộ sinh, biết Ngăn về, tôi vội vã đến và ở thâu đêm với
Ngăn, mãi mê văn chương, bạn bè mà quên vợ mình đang
sinh.
Nhà thơ Lê Văn Ngăn thích uống cà phê đen nhưng
nếu cần anh vẫn uống rượu, càng uống càng ngâm thơ rất hay
những bài thơ anh thường ngâm: Đôi mắt người Sơn Tây
(Quang Dũng), Bên hồ Thuỷ Ngữ (Lê Văn Ngăn), Nhà tôi của
Yên Thao (Bài thơ này được nhạc sỹ Anh Bằng phổ nhạc lấy
tên là Chuyện giàn Thiên Lý) và có cả thơ của Trần Hoài Thư