Page 177 - Giữa khi mưa lưu hoàng đổ
P. 177
poncho leo dốc đến quầy cà phê bình dân chị Sáu Đô-mi-nô
sau khu Hòa Bình nhâm nhi trò chuyện, đánh cờ. Khoản cà phê
cũng khó ai vượt qua anh. Ngày có thể uống 6-7 cữ ở chỗ này
đến chỗ khác. Hôm nào hết tiền ngồi ở phòng trọ trông ra bầu
trời nghe anh kể chuyện quê nhà, về gia đình, về bạn bè, về
tình yêu, về nếp sinh hoạt địa phương...
Tôi thấy thêm anh Ngăn ngoài tài hát và ngâm thơ
hay, giờ kể chuyện cũng hay, rất sinh động. Chỉ mỗi chuyện
đốt đồng vào chiều tà sau vụ gặt ở miền quê thời niên thiếu
của anh mà khói đốt đồng ấy như còn bảng lảng đâu đây
vương qua lòng tôi. Rồi chuyện các món ăn quê hương, như:
cơm hến, bún bò... Anh kể trong lúc cạn gạo, cạn tiền chợ làm
cho các hạch nước miếng không kềm chế được. Nhưng rồi
món nào sau đó anh cũng tìm cách cho tôi "thực hành". Đó là
hôm hai anh em bám xe đò về Bảo Lộc xuống thăm vợ chồng
nhà văn Ngụy Ngữ. Chẳng biết anh Ngăn có thầm thì gì không
mà anh chị Ngụy Ngữ nhiệt tình mời trưa quay lại dùng bữa
cơm hến với gia đình. Rồi anh đưa tôi tới thăm nhà văn
Nguyễn Đức Sơn (còn có bút hiệu thơ là Sao Trên Rừng thời
cuối thập niên 50 thế kỷ trước). Nguyễn Đức Sơn mở quán
cơm chay tại nhà. Quán cơm chay được quảng cáo trên vài
tạp chí lúc ấy, nhưng rồi thực khách hầu hết là mấy người thân
quen và số học sinh Trường trung học Nông Lâm Súc gần đó
yêu quý nhà văn bằng đồng tiền học trò nghèo nên... cũng ế
ẩm! Hôm đến nhằm chủ nhật vắng vẻ, anh Sơn cử vợ xuống
Nhà xuất bản Lá Bối (Sài Gòn) lấy nhuận bút cuốn tiểu thuyết
"Cái Chuồng Khỉ" của anh để về đắp qua quán cơm chay. Gặp
lại thi sĩ Lê Văn Ngăn, anh Sơn mừng lắm. Anh vừa ru nôi đứa