Page 347 - Xuan Giap Thin 2024 FINAL 2
P. 347
tôi theo xe quân đội để tránh các trạm kiểm soát, nhưng chờ đoàn con voi không biết đến
bao giờ. Anh ta tìm xe lửa. Đi xe lửa không bị kiểm soát, nhưng dễ bị Khmer Đỏ phục
kích. Mỗi tuần chỉ có hai chuyến xe lửa đi Phnompenh. Mỗi chuyến phải đi mất hai ba
ngày. Sau cùng anh gửi chúng tôi đi xe đò. Hàng ngày có ba chuyến xe đò chở khách từ
Battambang đi thủ đô.
Chuyến trễ nhất khởi hành 6 giờ sáng. Tôi và con tôi được xếp vào một ghế phụ sau
cùng của một chuyến xe cuối cùng. Trong hơn 10 tiếng đồng hồ ngồi trên xe chật ních
người, vượt đoạn đường 300 cây số không còn nhựa và đá. Không phân biệt đâu là
ruộng, đâu là đường. Thấy xe trước đi qua, xe sau bám theo trong đám bụi mù dày đặc.
Trong xe, các hành khách bị tung lên, đập xuống theo nhịp xóc vào thành xe, mui xe. ghế
xe, sàn xe, bầm tím cả người. Tất cả hành khách như trái banh trong lồng quay xổ số lô
tô. Không ai giữ được vị thế của mình. Ai cũng mang thương tích, kỷ niệm của chuyến
đi. Trên xe, có một số bộ đội Việt Nam đi phép. Họ nói chuyện chiến trường, đơn vị, vợ
con, ồn ào đầy bất mãn. Một số đông khác lại trốn về Phnompenh, cho nên khi đến trạm
kiểm soát họ chạy xuống xe, lẩn vào các bụi cây, hàng quán. Khi xe sắp chạy họ lại vội
leo lên. Có một số bị bắt, có số thoát và không bao giờ trở lại đơn vị nữa. Họ đào ngũ
khỏi chiến trường ngoại biên. Họ giã từ nghĩa vụ quốc tế . Chúng tôi về tới Phnompenh
lúc 5 giờ chiều gần như kiệt sức vì thiếu ăn, mất ngủ, lo âu và sợ hãi.
Thất vọng, tôi chuẩn bị về Việt Nam. về đến Saigon chiều ngày 15 tháng 1 năm 1985
tức ngày 25 tháng Chạp giáp tết Àt Sửu. Cả gia đình tôi sững sờ. Mừng cho tôi thoát cơn
hiểm nghèo. Mẹ tôi nhìn tôi mà không nói được. Nước mắt của Mẹ đã cạn hết rồi. Bà từ
Hanoi bay vào thăm khi tôi mới ra tù được hai tuần lễ. Bà ở với tôi được vài tháng, hiểu
rõ tình trạng tôi bị công an hành hạ hàng ngày, nên thuận cho ra đi, dù biết rằng sau này
khó gập lại. Bà vẫn muốn tôi về quê cha đất tổ sống với bà. Tôi là con trai trưởng độc
nhất của gia đình, đã xa nhà từ đầu năm 1954. Tính ra đã hơn ba chục năm rồi! Khi chiến
tranh bà mong sớm có hoà bình để được gặp con. Chiến tranh chấm dứt, bà lại khắc
khoải khóc cho đứa con bị lưu đày. Đợi đến 10 năm sau gập được đứa con mới ra tù. Nỗi
mừng xum họp chưa tròn, Mẹ lại đành nuốt lệ cho đứa con độc nhất ra đi. Hàng ngày,
hàng đêm bà cầu nguyện Trời Phật độ trì cho tôi. Chuyến đi thất bại, ai chẳng đau lòng.
Sau này, khi ra đi lần thứ hai, lúc tôi đang ở Nam Vang, bà về Hanoi. Trong không khí
đón xuân tôi từ Căm Bốt trở về nhà tù lớn Việt Nam, an phận với nỗi thống khổ của riêng
347