Page 194 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 194

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

                              Là cái lọng che thân,
                              Là cán cân công-lý,
                              Là hết ý của cuộc đời.”

                    * Từ 1980, tại Sàigòn, đã thấy truyền-tụng bài vè:

                             “Muốn diện thì lấy thợ may,
                          Muốn cây thì lấy thương-nghiệp,
                          Muốn chết tiệt thì lấy công-nhân.”

            Cây đây là cây vàng, một tiếng mới xuất-hiện sau 1975 thay
            cho "lượng vàng" trước kia. Thương-nghiệp là cơ-quan của
            nhà  nước  chuyên  lo  việc  thương-mại.  Tất  cả  những  hiện-
            tượng tiêu-cực suy-thoái và mâu-thuẫn bạc-đãi  của chế-độ
            đã  được  ngọn  roi  trào-phúng  của  ngôn-ngữ  truyền  miệng
            trên đây chiếu-cố.


                    * Tới nay thì sau chính-biến 1975, nhất là người miền
            Bắc do hoàn-cảnh chính-trị, kinh-tế và tình-trạng xã-hội đổi
            khác, họ đã sáng-chế ra biết bao những đặc-từ, những tiếng
            lóng như đã đề-cập, những tiếng mới lạ tai, hoặc kỳ-quái sai
            nghĩa, hoặc dùng bừa-bãi không đúng chỗ, chẳng hạn như
            “đồ  đểu”,  “bức  xúc”,  “ách  tắc”,  “vô  tư”,  “tư-liệu”  “tường
            minh”,  “công-nghệ  dạy  văn”  “đấu  thầu  ý-tưởng,  v.v.…sẽ
            được đề cập trong việc giữ-gìn sự trong sáng của tiếng Việt
            ở chương 7 tiếp theo: “Tiếng Việt và Vận-Mệnh Quốc-Gia”


                    *  Ðấy là ở trong nước. Bỏ nước ra đi rồi, chỗ nào có
            người Việt, chỗ ấy tiếng Việt lại tận-dụng khả-năng sáng-tạo
            của mình. Tại các trại tỵ-nạn, khi bị phái-đoàn bác đơn xin đi
            định-cư,  ở  Thái-Lan,  họ  gọi  là  bị  "đá",  ở  Bidong  họ  gọi  là
            "sù". Tại Thái-Lan, những người mới tới trại, thấy ngỡ-ngàng

                                          193
   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199