Page 196 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 196
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
sảng khoái để quên đi trong khoảnh khắc những lầm than
của cuộc sống xã hội chủ nghĩa”. Những vần thơ này truyền
miệng cho nhau được sàng lọc, gọt giũa thành Bút Tre Dân
Gian. Nó phổ-cập đến nỗi thành những bài vè, ca-dao, và từ
đó người ta quen gọi tắt là Thơ Bút Tre. Sáng tác kiểu này
trở thành một dòng thơ mới gọi là Trường-Phái Bút Tre
“tung hoành từ thành-thị đến chốn thôn quê trên đất nước”.
Về cách cấu-trúc, thơ Bút Tre đôi khi là những bài có cấu-
trúc chính-thống suông sẻ, đúng luật gieo thanh hiệp vần,
chẳng cầu kỳ khác lạ, như hoặc châm chọc ông tổng bí thư
Nguyễn Văn Linh trong thời đổi mới:
Hoan hô ông Nguyễn Văn Linh
Trước kia ghét Mỹ nay hình như thương
hoặc:
Con đò dịch đít sang ngang,
Bên kia có một cái làng thò ra
hoặc tả chị em du kích:
Má kề nòng súng thẳng đơ
Tay thuôn chị cứ bóp cò sướng chưa?
Nhưng thông thường cấu-trúc đặc-biệt của thơ Bút Tre là
“cưỡng từ đổi nghĩa, sửa dấu ép vần.”
a) Trước hết là lối vắt giòng gãy câu: tiếng cuối câu lục
lẽ ra đi liền với tiếng đầu câu bát, lại bị gãy khúc xuống
giòng, mang nghĩa khác hẳn nếu hai câu lục bát đọc liền
thành văn xuôi không gãy khúc. Chẳng hạn, họ viết:
“Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về”
195