Page 195 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 195

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            sững-sờ khi nghe người cũ nói với nhau: "gần có rồi!". Chưa
            chắc đã có rồi! Chưa chắc đâu đấy! đó là lối phản-ứng không
            tán-đồng  cất  lên  bằng  giọng  cong-cớn,  vênh-váo  tựa  như
            "sức mấy mà được!" Phải sống ở trại và hòa-đồng với họ mới
            thấy cái ý-vị của câu nói đốp chát phủ-nhận này. Nếu như
            những  người  ấy  lại  cùng  quây-quần  với  nhau  trong  một
            cộng-đồng mới, ở chân trời mới, và càng rộng lớn bao nhiêu,
            nó sẽ trở nên phổ-cập bấy nhiêu.

            Cũng phải kể đến sáng tác những bài thơ Bút Tre Dân
            Gian. Ông Nguyễn Ngọc-Bảo có bài viết trong báo Ngày Nay
            số  Xuân  Bính-Tuất  năm  2006, phân  biệt  Bút  Tre  Dân  Gian
            với Bút Tre Thật. Chúng tôi thiển nghĩ nên đổi lại là phân-
            biệt với Bút Tre Nguyên-Thuỷ. Vì thoạt kỳ thuỷ, thơ Bút Tre
            phổ  biến  hạn  hẹp trong  nội bộ  của  một  cơ quan  nhằm  ca
            ngợi  Đảng  Cộng  Sản  Việt-nam,  do  ông  Đặng  Văn  Đang
            (1911-1987)  sáng  tác  với  bút-danh  là  Bút  Tre.  Ông  Đang
            nguyên  là  giáo  học  tại  tỉnh  Tuyên  Quang  thời  Pháp-thuộc,
            sau này là đảng viên giữ chức trưởng ty văn-hoá tỉnh Phú-
            Thọ  từ  năm  1962  đến  khi  về  hưu  năm  1970.  Khi  còn  tại
            chức, ông Đang cho in tập “Thơ Bút Tre” để tặng thân-hữu.

            Theo tác-giả bài viết, tập thơ của ông Đang gồm những bài
            “ca ngợi lãnh đạo, hoặc hô hào, cổ động cho kế hoạch của
            đảng và nhà nước…Thơ ông ngô nghê, luộm thuộm đến độ
            buồn cười, ngô nghê về cú pháp, nghèo nàn về ý tứ và lắm
            khi  sai  cả  niêm  luật.  Lắm  khi  người  đọc  phải  vận  dụng  trí
            thông minh để hiểu ông muốn nói gì qua những vần thơ ấy.”
            Bắt  chước  cách  làm  thơ  Bút  Tre  của  ông  Đang,  dân  gian
            đem óc trào phúng dí-dỏm sẵn có làm thành những câu lục
            bát  trào-phúng, vừa  thanh  vừa  tục để  giễu  cợt  Nhà  Nước,
            “đáp  ứng  thị  hiếu  của  nhân  dân  đang  cần  những  nụ  cười

                                          194
   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200