Page 242 - Di san van hoa An Duong
P. 242
Văn Phong (文風),theo Hán tự có nghĩa là quê hương có phong tục, nếp sống
văn hóa.
Vùng đất con người Văn Phong được hình thành muộn nhất vào thế kỷ X,
bởi vào thời Đinh, nửa cuối thế kỷ X, địa phương đã có Ngài Cao Tuấn là danh
tướng, giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, xây dựng nước Đại Cồ Việt,
sau Ngài làm Thành hoàng làng. Theo truyền ngôn của địa phương, thuở ban đầu
một số dòng họ đến khai phá, mở ấp An Cú, sau gọi là Văn Cú, đất đai mở rộng,
dân cư phát triển thành các xóm Cú Đông, Cú Đoài. Từ xóm Cú Đoài dần phát
triển và tách thành xã Văn Phong.
Đến khai hoang lập ấp Văn Phong thuở ban đầu có các dòng họ: Cao Bá, Cao
Đình, Lê, Nguyễn, Trần... Do loạn lạc, binh lửa chiến tranh, nên các dòng họ bị
thất lạc gia phả, phú ý, bởi vậy không nắm được phát tích của dòng họ và không
thống kê đầy đủ đến nay là bao nhiêu đời. Làng Văn Phong trước năm 1945 có 1
đình, do Văn Phong nguồn gốc ban đầu là làng Văn Cú, nên cũng như Văn Cú, địa
phương không có chùa.
Văn Phong cũng như nhiều làng xã khác của huyện An Dương, người dân có
truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất và yêu quê hương, đất nước.
Truyền thống đó được kế thừa từ thời Ngài Thành hoàng Cao Tuấn, nhà Đinh thế
kỷ X, lập dựng trang ấp cho tới ngày nay. Trong các cuộc kháng chiến giải phóng
dân tộc, người dân Văn Phong đã đóng góp một phần to lớn. Tổng kết hai cuộc
kháng chiến chống kẻ thù xâm lược bảo vệ nền độc lập của đất nước, làng Văn
Phong có 1 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 32 liệt sĩ và nhiều thương, bệnh binh.
Trong nhiều năm trở lại đây, người dân Văn Phong đã sáng tạo trong lao động
sản xuất, chuyển đổi canh tác từ trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh, nên đời sống
đã tiến bộ vươn lên. Năm 2019, thôn Văn Phong đã đạt danh hiệu đơn vị nông thôn
mới. Hiện nay với mô hình nhân rộng sản xuất trồng hoa, cây cảnh, Văn Phong
đang phấn đấu đạt danh hiệu nông thôn mới kiểu mẫu.
Đình Văn Phong thờ vị Thành hoàng có tên hiệu Bác Nghiên, tên húy là
Tuấn. Căn cứ vào bản thần tích của làng Văn Phong, thân thế sự nghiệp của
Thành hoàng được tóm lược như sau:
Vào thế kỷ X, nạn cát cứ chia cắt của 12 sứ quân làm người dân vô cùng khốn
khổ. Thời đó ở An Cú có gia đình ông Nguyễn Danh Tính và bà Nguyễn Thị Tiến
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 242