Page 244 - Di san van hoa An Duong
P. 244
Ban thờ Thành hoàng
thể gọi gió, hô mưa, hàng cọp, phục long, đi trên núi cao như đất bằng, sai khiến
ma quỷ như nô lệ. Khi có dịch bệnh, mọi người xin cứu mạng, bệnh tật đều qua.
Khắp mọi nơi xa gần đều được hưởng ân huệ của ông. Riêng trại An Cú được
hưởng rất nhiều ơn huệ của ông. Những người nghèo khổ không nơi nhờ cậy, ông
đều nuôi dạy, ông mộ dân lưu tán các nơi về trại An Cú làm ăn sinh sống. Từ đó
An Cú trở thành một ấp lớn, ông đổi tên là trại Văn Cú và chia thành hai khu, khu
Đông, khu Đoài. Ông ở và dựng nghiệp ở khu Đoài, chỉ mấy năm địa phương này
thành nơi văn hiến.
Năm ông 24 tuổi, ông cùng vài chục đệ tử đi thăm vùng Giao Thủy, đêm
hôm đó ông nằm mơ thấy mặt trời đỏ từ trên trời hạ xuống, ông vội đưa tay nâng
lên. Khi thấy mặt trời mọc ông thấy một người mi thanh, mắt sáng, hàm rồng,
dáng vẻ vua chúa cưỡi ngựa qua trước mặt ông, ông biết đây không phải là người
thường nên vội quỳ bái lạy và cáo tâu: “Kẻ học trò hèn mọn, nghèo khó này đã đi
khắp chốn, thường nghe từ lâu nước ta đã bị các sứ quân cát cứ, dân chúng khổ
sở, muốn phát quang gai góc, mở đường bằng phẳng, nhưng chưa gặp thời. Nay
may được minh công, như cá gặp nước, như cây khô gặp mây lành”, Người ấy vui
mừng nói: “Tôi người trang Hoa Lư, tên là Đinh Bộ Lĩnh, cha là Đinh Công Trứ,
lấy hoa lau làm cờ nhằm dẹp loạn sứ quân, kế sách cũng vừa mới định, trên mong
hợp ý trời, dưới đáp ứng lòng mong đợi của dân, cuộc gặp gỡ hôm nay thật là kỳ
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 244