Page 248 - Di san van hoa An Duong
P. 248

ĐÌNH AN DƯƠNG ĐOÀI, Xã AN ĐồNG






                         ình An Dương Đoài, thuộc thôn An Dương, xã An Đồng. Công trình

                   Đđược nhân dân xây dựng lên để phụng thờ các vị Thành hoàng làng,
              đồng thời cũng là trung tâm bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử truyền
              thống của địa phương. Ngôi đình được mang tên địa danh quê hương, nơi cộng
              đồng dân cư đã sản sinh ra nó. Đình An Dương Đoài được xếp hạng di tích tích

              lịch sử của thành phố Hải Phòng năm 2009.

                   Từ trung tâm thành phố theo những tuyến đường phố khác nhau và bằng
              các phương tiện cơ giới hoặc thô sơ đi về cầu An Dương, phía chân cầu bên ngoại
              thành. Rẽ vào bên phải và hỏi về đình An Dương Đoài, du khách sẽ được người

              dân chỉ dẫn tới di tích cần tìm.

                   Xã An Dương xa xưa có hai thôn, An Dương Đông và An Dương Đoài. An
              Dương Đoài, có nghĩa là An Dương ở phía Tây (兌), “đoài” theo Hán tự nghĩa là
              Tây). Như vậy, An Dương Đoài xưa là thôn ở phía Tây của xã An Dương, huyện
              An Dương, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Thời Minh Mạng nhà Nguyễn (1820-

              1940), thành lập đơn vị hành chính cấp tổng và thành lập thêm phủ Kiến Thụy,
              An Dương Đoài là thôn của xã An Dương, tổng An Dương, huyện An Dương, phủ
              Kiến Thụy, tỉnh Hải Dương. Tổng An Dương gồm 8 xã: An Dương, Đôn Nghĩa,

              Vĩnh  Niệm,  Niệm  Nghĩa,  Tê  Chữ,  Hoàng  Mai,  Hoàng  Nai  và  Trang  Quan.
              Năm 1888, theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp, thành lập thành phố Hải Phòng,
              phần đất làng An Dương phía Đông được cắt vào nội thành. Khu vực đất phía
              Tây của làng An Dương (An Dương Đoài) vẫn được gọi là An Dương nhưng trở

              thành một xã của tổng An Lạc, huyện An Dương, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An.
              Sau nhiều lần thay đổi địa danh cấp huyện, cấp xã, song tên làng An Dương vẫn
              được giữ nguyên. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, mặt khác An

              Dương Đoài chỉ cách nội thành cây cầu An Dương, nên cư dân nhiều nơi về tụ cư
              tại nơi đây. Bởi vậy, cuộc sống của thôn An Dương có sự biến đổi theo nhịp sống
              của cư dân đô thị xen lẫn vào nếp sống của một làng quê.

                   Vùng đất và con người làng An Dương hình thành muộn nhất vào thế kỷ XV,

              bởi thời Hậu Lê, xã An Dương đã hình thành hai thôn: thôn Đông, thôn Đoài. Trên
              thạch đài trụ tại chùa An Dương, dựng niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 17 (1721) đã khắc



                                                  DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG    248
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253