Page 246 - Di san van hoa An Duong
P. 246
vua liền ban sắc phong cho dân trang Văn Cú theo thần hiệu cũ để thờ, lại gia
phong thêm thần hiệu: “Dương liên quản giới, Bản thổ Đại thần”, ban cho 100
quan tiền, lệnh cho rước sắc và sửa chữa miếu điện để phụng thờ.
Ngoài thần tích nêu trên, còn có 3 đạo sắc phong được sao chép lại:
Sắc vua Thành Thái năm thứ 3 (1909), ban phong: “Đinh triều công thần,
Phó đô úy Cao Tuấn, linh quang Nhân hậu, Từ Tường chi thần”.
Sắc vua Khải Định năm thứ 2 (1917), ban phong: “Đinh triều công thần, Phó
đô úy Nhân hậu Từ Tường, Dực bảo, Trung hưng chi thần”.
Sắc phong vua Khải Định năm thứ 9 (1924), ban tặng: “Quang ý Trung
đẳng thần”.
Đình làng Văn Phong xưa được xây dựng vào thời Hậu Lê, thế kỷ XVII-
XVIII, nhưng đã bị hủy hoại qua thăng trầm của lịch sử. Đình Văn Phong hiện
nay được xây dựng trên khu đất của ngôi đình xưa, một khu đất rộng, cao
thoáng mát, nhìn về hướng Đông Nam. Phía trước đình là hồ nước lớn. Theo
phong thủy, hồ nước là nơi tích phúc của dân làng. Trước sân đình là nghinh
môn đình, được xây kiểu cột đồng trụ. Từng cặp cột đồng trụ xây tương tự nhau
và đăng đối qua đường thần đạo, hai cột lớn tượng cho trời ở trong, hai cột nhỏ
ở ngoài tượng cho đất.
Đình Văn Phong có kiến trúc mặt bằng kiểu chữ nhị, gồm 5 gian tiền tế và
3 gian hậu cung, cũng là 3 gian cung cấm. Đình làm bằng vật liệu hiện đại, bê
tông cốt sắt, kết hợp với vật liệu truyền thống. Từ sân đình lát gạch đỏ phẳng
đều, bước qua 5 bậc cấp là lên hiên đình. Tòa tiền tế đình Văn Phong, mái chéo
đao tầu góc, lợp ngói mũi truyền thống. Trên mái tòa tiền tế đắp trang trí các đề
tài truyền thống như: đỉnh giữa bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, hai đầu bờ
nóc đắp kìm, khúc nguỷnh đắp con sô, góc đao đắp tổ hợp rồng chầu, phượng
múa. Tòa tiền tế có 3 gian cửa chính, cửa bằng gỗ, đóng theo kiểu cổ, cửa thùng
khung khách, gian giữa sáu cánh, hai bên mỗi gian bốn cánh, kiểu thượng song
hạ bản. Trên bản cửa chạm khắc khá tinh xảo với đề tài tứ quý, tùng, cúc, trúc,
mai, hoa quả sang, quý. Tường bao che phía trước gian hồi tiền tế trổ cửa sổ
hình tròn, trong đặt tấm đan hoa thoáng hình chữ thọ cách điệu để lấy ánh sáng
thêm vào trong đình.
Bộ khung chịu lực của tòa tiền tế gồm 4 bộ vì chính, vì bốn hàng chân cột,
cấu trúc vì thuận chồng bốn con, vì nách thuận chồng hai con, tạo giá chiêng.
DI SẢN VĂN HÓA TIÊU BIỂU HUYỆN AN DƯƠNG 246