Page 36 - 3. Ke hoach
P. 36
tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách có
hiệu quả hơn. Chính vì vậy, để hiểu đúng và thống nhất về tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia theo tinh thần Công ước Liên hợp quốc về tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia là một yêu cầu tất yếu được đặt ra đối với các nước thành viên
nói chung và Việt Nam nói riêng. Tội phạm có tổ chức là một nội dung quan
trọng được đề cập đến trong bài học “Đồng phạm”, do đó, việc đưa Công ước
Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia vào bài
giảng cần được nhanh chóng triển khai.
- Thứ ba, các ví dụ cho lý luận cho bài đồng phạm được giảng viên sử
dụng trong bài giảng là các tình tiết được chọn lọc từ những vụ án xâm phạm
an ninh quốc gia xảy ra trong thời gian gần đây. Để làm được điều đó, giáo
viên đã liên hệ với các cán bộ làm công tác thực tiễn trong ngành công an để
sưu tầm được các video clip, các tài liệu về các vụ án xâm phạm an ninh quốc
gia. Qua đó, sinh viên bước đầu thực hành các kỹ năng phục vụ cho công tác
của mình sau khi ra trường.
b. Về phương pháp
- Đối với giảng lý thuyết
+ Giảng viên sử dụng phương pháp “hỏi đáp” bằng hình thức trò chơi học
tập vừa kiểm tra bài cũ của học viên, vừa có tính chất khởi động vào bài, tạo
không khí hứng thú cho học viên khi bắt đầu buổi học.
+ Giảng viên tăng cường sử dụng phương pháp “nêu vấn đề”. Với phương
pháp này giảng viên đưa tình huống, sử dụng phim, ảnh là tư liệu những vụ án
hình sự có liên quan nội dung môn học để gợi động cơ học tập ở học viên, từ đó
kích thích khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học viên với phương châm lấy
người học làm trung tâm, cả thầy và trò cùng nghiên cứu giải quyết vấn đề. Các
tình huống được sử dụng trong bài đồng phạm đều do giảng viên biên tập từ các
vụ án xâm phạm an ninh quốc gia được thực hiện dưới hình thức đồng phạm
điển hình xảy ra trong thời gian gần đây.
+ Giảng viên đổi mới phương pháp “thuyết trình” với bài giảng điện tử
được thiết kế khoa học kết hợp các hiệu ứng kỹ thuật trình chiếu mới, có đan
33