Page 130 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 130
Đánh giá nguy cơ dinh dưỡng cấp trước nhập viện [4]: Người bệnh có nguy cơ
dinh dưỡng khi có ít nhất 1 trong 5 tiêu chuẩn sau: Sụt cân >10-15% trong 6 tháng, BMI
<18,5kg/ m2, SGA C, NRS >5, Albumin <30 g/l (không có bằng chứng suy gan và suy
thận).
Nuôi dưỡng trước phẫu thuật: Phỏng vấn giờ ăn cuối cùng trước phẫu thuật, loại
thức uống, số lượng và giờ uống cuối cùng trước phẫu thuật
Nuôi dưỡng sau phẫu thuật: Phỏng vấn người bệnh ngày uống nước trong và loại
nước trong uống đầu tiên sau phẫu thuật, giờ ăn và loại thức ăn đầu tiên sau phẫu thuật, lý
do không được ăn sớm sau PT.
Ăn sớm sau mổ: ăn vào ngày 1 hoặc ngày 2 sau mổ, kể cả uống nước trong [4].
Đánh giá khẩu phần ăn sau phẫu thuật: Đánh giá khẩu phần ăn của bệnh nhân qua
đường ruột và đường tĩnh mạch từng ngày sau phẫu thuật (từ ngày 1 đến ngày 7). Đường
tĩnh mạch ghi nhận từ HSBA, đường tiêu hóa ghi nhận bằng phương pháp hỏi ghi 24h.
Đánh giá lâm sàng và các biến chứng sau phẫu thuật :Các thông số liên quan tới
dung nạp thức ăn, hồi phục chức năng dạ dày ruột, biến chứng sau phẫu thuật được theo
dõi và ghi chép lại trong 7 ngày hậu phẫu.
Phương pháp thu thập số liệu: Các chỉ số nghiên cứu được ghi nhận dựa vào hồ sơ
bệnh án và phỏng vấn bệnh nhân suốt thời gian 7 ngày sau phẫu thuật.
Xử lý số liệu. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Stata. Kiểm định Man - Whiney
được sử dụng để tìm mối liên quan giữa năng lượng và đạm từ đường tiêu hóa với đặc điểm
phẫu thuật, đặc điểm lâm sàng sau phẫu thuật .Giá trị p<0,05 được đánh giá có ý nghĩa
thống kê.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm và tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Tổng số 40
bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu, độ tuổi trung bình là 56.4 ±
15.6. PT đại trực tràng chiếm tỷ lệ 65,9%. Thời gian nằm viện trung vị là 9 (10-12) ngày.
130