Page 191 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 191

giúp cho người bệnh tránh biến chứng, hạn chế tái phát. Điều trị bướu giáp bằng sóng cao

                  tần được ứng dụng từ 2002, là phương pháp dùng dòng điện tần số cao để giảm kích thước
                  các nhân giáp lành tính.

                         Ngày nay, ứng dụng sóng cao tần được coi là một bước tiến mới trong điều trị bướu

                  giáp. Bởi phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp mổ thông

                  thường: Không cần gây mê, độ an toàn cao, thời gian điều trị và hồi phục nhanh chóng,

                  bệnh nhân có thể trở về ngay sau khi điều trị, nguy cơ tái phát rất thấp. Nhiều nghiên cứu

                  gần đây cho thấy RFA là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị nhân giáp lành
                  tính, nhân độc tuyến giáp và ung thư giáp tái phát [2] [3].

                  Mục tiêu

                        Đánh giá tính an toàn và hiệu quả làm giảm thể tích nhân tuyến giáp lành tính của đốt

                  sóng cao tần cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.

                  II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
                  2.1. Thiết kế và đối tượng tham gia

                         Phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca.

                         Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân có bướu giáp nhân lành tính.

                         Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại khoa Ngoại Ung Bướu Bệnh viện Hoàn Mỹ

                  Sài Gòn, từ từ tháng 5/2022 đến tháng 9/2022.

                        Tiêu chí chọn mẫu
                         Bệnh nhân có bướu giáp có đường kính từ 2 cm được đo dựa trên siêu âm.

                         Bệnh nhân có nhân tuyến giáp được chẩn đoán lành tính qua kết quả tế bào học.

                         Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

                        Tiêu chí loại trừ
                         Bệnh nhân nghi ngờ ung thư tuyến giáp.

                         Bệnh nhân có cường giáp (nhiễm độc giáp).

                         Bệnh nhân có bướu thòng trung thất.

                         Bệnh nhân có tiền sử xạ trị vùng cổ.

                        2.2. Phương pháp nghiên cứu


                                                                                                            191
   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196