Page 222 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 222
ÁP DỤNG SIX SIGMA TRONG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG PHÒNG XÉT
NGHIỆM HÓA SINH
(1)
(1)
(2)
(3)
Lê Minh Thuận Võ Thị Thuỳ Nga , Vũ Trí Thanh , Nguyễn Thị Băng Sương
(1) Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
(2) Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2
(3) Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 1
TÓM TẮT
Tổng quan: Sigma Metrics (thang điểm Sigma) là một công cụ để xác định chất
lương của một xét nghiệm, cho phép định lượng, cải tiến và theo dõi. DMAIC là một công
cụ cốt lõi thường được sử dụng trong các dự án Six Sigma, để cải tiến, tối ưu hoá quy trình
hay thiết kế. Chúng tôi kết hợp Sigma Metrics và DMAIC để kiểm soát và cải tiến chất
lượng xét nghiệm sinh hoá hiệu quả.
Mục tiêu: Đánh giá thang điểm Sigma các xét nghiệm hoá sinh; phân tích nguyên
nhân gốc rễ dẫn đến chất lượng xét nghiệm thấp; đề xuất, thực hiện và đánh giá hiệu quả
các biện pháp cải tiến chất lượng xét nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp tiến cứu.
Dữ liệu nội kiểm (IQC) và ngoại kiểm (EQA) của các xét nghiệm Sinh hoá trên 3 thiết bị
tại Khoa xét nghiệm (KXN) Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2 (BVDHYD2) và Bệnh viện
Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn (BVHMSG) được thu nhận tại 3 thời điểm điểm khác nhau
trong khoảng thời gian từ 07/2020 – 06/2021; được sử dụng để tính thang điểm Sigma.
Kết quả: Tại thời điểm ban đầu, trong 60 xét nghiệm có 30 xét nghiệm (50%) đạt tiêu
chuẩn quốc tế (Sigma ≥ 6); 7 xét nghiệm (12%) đạt 5 Sigma, 7 xét nghiệm (12%) đạt 4
Sigma. 16 xét nghiệm (26%) < 4 Sigma là mục tiêu của cải tiến. Sau cải tiến % các xét
nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế tăng từ 64,9% lên 77.2% ở thiết bị 1; từ 62,1% lên 83.3% ở
thiết bị 2 và từ 36,8% lên 44,1% ở thiết bị 3; % các xét nghiệm dưới mức tiêu chuẩn cho
phép (Sigma < 3) giảm từ 31,6% xuống 7,9% đối với thiết bị 3; không còn xét nghiệm nào
dưới mức tiêu chuẩn trên 2 thiết bị còn lại.
222