Page 225 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 225
CV – Xem bảng 1. Các hành động cải tiến được đề xuất và thực hiện để nâng cao chất
lượng xét nghiệm (Improve). Dữ liệu được thu nhận lần nữa để phân tích hiệu quả cải tiến
(Control).
Bảng 1. Ý nghĩa của chỉ số QGI
QGI Vấn đề của XN
< 0,8 Độ chụm
0,8 – 1,2 Độ chụm và độ chệch
> 1,2 Độ chệch
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thang điểm Sigma các xét nghiệm hoá sinh. Phân tích nguyên nhân gốc rễ,
đề xuất và thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng các xét nghiệm có Sigma thấp;
Đánh giá hiệu quả cải tiến và xem xét hiệu quả giảm hao phí sau cải tiến.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm: BV Đại Học Y Dược cơ sở 2 và BVĐK Hoàn Mỹ Sài Gòn;
Thời gian lấy dữ liệu: từ tháng 07/2020 đến tháng 06/2021;
Đối tượng nghiên cứu: Các xét nghiệm hoá sinh của KXN – BV Đại Học Y Dược cơ
sở 2 và BVĐK Hoàn Mỹ Sài Gòn.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Sử dụng hóa chất theo hãng thiết bị sử dụng;
Có thực hiện kiểm soát chất lượng nội bộ, thực hiện đầy đủ chương trình EQA của
RIQAS và có tối thiểu 60 điểm IQC cho mỗi nồng độ trong 3 tháng.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đáp ứng được 1 trong các tiêu chuẩn chọn mẫu ở trên và các giá trị dữ liệu
IQC hoặc EQA vi phạm lỗi thô bạo “outlier” do thao tác KTV như khai báo sai mức, nhập
nhầm nồng độ…
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu: chọn mẫu không xác suất;
225