Page 229 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 229

Trước cải tiến                          Sau cải tiến

                                                           Cal+                                 Cal+
                  Xét nghiệm                                      BN                                    BN
                                 Sigma  Cal       QC       QC            Sigma  Cal     QC      QC
                                                                   (%)                                  (%)
                                                           (%)                                  (%)

                     LDH         4,29  3,46      57,55  61,01  38,99  3.61  3,77  61,22  64,99  35,01

                    Protein      5,23  8,95      44,08  53,03  46,97  8,43  8,76  41,86  50,62  46,38
                    Sodium       2,42  9,25       5,47  14,72  85,28  3,47  8,72  5,08  13,80  86,20

                     Urea        4,49  4,64      11,02  15,66  84,34  4,47  4,69  12,15  16,84  83,16

                  Các kết quả thu được ở Bảng 3 cho thấy 8/10 xét nghiệm có hiệu suất sử dụng xét nghiệm

                  tăng sau cải tiến so với trước cải tiến. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy có sự tăng hiệu suất

                  sử dụng xét nghiệm ở 3 xét nghiệm còn lại, thậm chí là hiệu suất xét nghiệm giảm ở xét

                  nghiệm LDH, protein và urea, mặc dù chất lượng xét nghiệm protein và urea có tăng điểm

                  Sigma sau cải tiến.
                  IV. BÀN LUẬN

                        Chất lượng của một xét nghiệm có thể được đánh giá bằng thang điểm Six sigma; các

                  xét nghiệm với giá trị Sigma ≥ 6 cho thấy hiệu suất đẳng cấp thế giới. Các xét nghiệm này

                  chỉ có 3,4 lỗi trên một triệu kết quả, và vì vậy không cần áp dụng các quy tắc QC nghiêm

                  ngặt cũng như tần xuất thực hành nội kiểm tra cũng kéo giãn hơn. Trong nghiên cứu này,
                  chúng tôi đã tiến hành đánh giá chất lượng các xét nghiệm tại 2 Khoa xét nghiệm khác

                  nhau, trên 3 thiết bị hoá sinh khác nhau bằng sử dụng thang điểm Sigma. Tại thời điểm ban

                  đầu, tỉ lệ đạt tiêu chuẩn quốc tế trên 3 thiết bị lần lượt là 64,9%; 62,1% và 36,8%. Thiết bị

                  3 có tỉ lệ các xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế thấp hơn có thể là do thiết bị này cũ hơn 2

                  thiết bị còn lại. Trong một nghiên cứu của nhóm Trần Thị Chi Mai và cộng sự (2016), trên
                  thiết bị AU680 tại khoa xét nghiệm bệnh viện bệnh Nhi đồng trung ương, cũng cho thấy tỉ

                  lệ tương tự, 42,1% các xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế [7].

                        Trên cả 2 thiết bị Abbott, không có xét nghiệm nào có chỉ số Sigma < 3. Kết quả này

                  tương đồng với nghiên cứu của Trần Thành Vinh và cộng sự [1]. Tại thời điểm ban đầu,

                  các xét nghiệm ALT, bilirubin T, chloride, cholesterol, sodium, urea là những xét nghiệm

                                                                                                            229
   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234