Page 226 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 226
Mỗi thiết bị chia làm 3 đợt lấy mẫu, mỗi đợt 3 tháng: (1) Thời điểm bắt đầu nghiên
cứu - dữ liệu nền trước nghiên cứu; (2) Từ lúc áp dụng các biện pháp cải tiến giai đoạn 1 -
dùng để đánh giá hiệu quả của các biện pháp cải tiến giai đoạn 1; (3) Từ lúc áp dụng các
biện pháp cải tiến giai đoạn 2 - dùng để đánh giá hiệu quả của các biện pháp cải tiến giai
đoạn 2 và toàn bộ quá trình cải tiến.
Thu thập dữ liệu song song đồng thời cả dữ liệu IQC, EQA
Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel.
Tính Thang điểm Sigma = [(TEa - |Bias%|)/CV%], trong đó Bias% được tính từ Giá
trị trung bình của KXN (MeanKXN) so với (1) giá trị trung bình tích luỹ của chương trình
“IAMQC PEER” của hãng QC Technopath (BVĐK HMSG) hay (2) giá trị trung bình của
nhà sản xuất (BV DHYD2). CV% được tính từ độ biến thiên của dữ liệu IQC; TEa theo
hướng dẫn mới nhất của Westgard.
Chỉ số QGI = Bias /1.5 CV và được đánh giá theo bảng 1.
Y đức: Nghiên cứu được Hội đồng khoa học, Hội đồng đạo đức Đại Học Y Dược
TP.HCM thông qua; mã số 20505-ĐHYD
III. KẾT QUẢ
19 xét nghiệm trên thiết bị 1, 22 xét nghiệm trên thiết bị 2 và 19 xét nghiệm trên thiết bị 3
là đối tượng trong nghiên cứu này.
3.1. Hiệu quả cải tiến chất lượng xét nghiệm
Số xét nghiệm ≥ 6 Sigma tăng trên thiết bị 1 là 12,3%, thiết bị 2 là 21,2% và thiết bị 3 là
7,3%. Các xét nghiệm có thang điểm Simga < 3, giảm từ 31,6% xuống 7,9% ở thiết bị 3
(Hình 1)
3.2. Luật kiểm soát và tần suất IQC của các xét nghiệm sau cải tiến
Hình 2 cho thấy biểu đồ quyết định phương pháp của các xét nghiệm sau cải tiến. Theo đó,
luật kiểm soát và tần suất IQC của các xét nghiệm được quy định theo Bảng 2.
Bảng 2. Luật kiểm soát và tần suất IQC các xét nghiệm theo chất lượng
226