Page 408 - DS XUAN NHAM DAN 2022
P. 408
chữ hay nét chữ, người chép lại phải suy đoán, rồi theo
ý riêng thêm bớt …làm nguyên bản ngày càng sai lạc.
Thái độ của người đọc sách là phải thận trọng khi
gặp những trường hợp khó hiểu, có khi vô nghĩa, đừng
vội đổ lỗi cho tác giả. Chúng tôi sẽ lần lượt bàn đến một
số trường hợp điển hình và xin độc giả góp thêm ý kiến
để may ra tìm lại được nguyên bản Truyện Kiều, như
thiện ý của nhà giáo Vũ văn Kính, đó là điều ai cũng
mong mỏi vậy.
Trong cuốn Đọc Kỹ Truyện Kiều, nhà khảo cứu
Hồng Huy đã dẫn ra một số trường hợp chứng minh
Nguyễn Du tiên sinh đã bị ràng buộc vì vần điệu (đúng
ra là niêm vận) trong khi sáng tác. Thực ra, ai đã làm
thơ thì cũng hiểu đó là sự linh động cần có trong việc
sắp xếp câu thơ cho người nghe êm tai, chứ không phải
vì bản lãnh non kém. Như câu số 121: Ào ào đổ lộc,
rung cây thì ai cũng hiểu là gió phải làm cây rung trước
khi lộc đổ xuống, nhưng vì âm điệu, nhà thơ phải đảo
ngược lại, và làm như thế, câu thơ không mất ý nghĩa,
mà lại hay hơn.
Đã bị vần điệu ràng buộc, lẽ dĩ nhiên không thể lúc
nào nhà thơ cũng được tự do khi sáng tác, nên nếu có
những câu đối không chỉnh, hay dùng chữ không sát th
cũng chỉ là thường t nh. Như hai câu 1655-56: Tớ thày
chạy thẳng tới nơi Tơi bời tưới lửa, tìm người lao xao
!
Lại mấy câu 3229-30: Đến nơi, đóng cửa, cài then
Rêu trùm kẽ ngạch, cỏ len mái nhà… thường người ta
407