Page 410 - DS XUAN NHAM DAN 2022
P. 410
với cái đà …hiểu sai rồi tự tiện chữa như trên đây thì
kết cục chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy nguyên bản
.Những trường hợp bất ổn do ông Hồng Huy nêu ra còn
nhiều lắm, chúng tôi sẽ xin trở lại vào một dịp khác.
Về từ ngữ sử dụng trong Truyện Kiều, có nhiều
trường hợp nhà chú giải đã hiểu sai, nên đưa ra nhũng
ý kiến trái ngược, tỉ như câu: Thúc Sinh quen thói bốc
rời …Đa số đều giải thích là bốc tiền rời mà tiêu không
cần đếm. Thế mà, theo nguyên truyện, thì Thúc coi tiền
như đất, đã tiêu là bốc cả nắm, cả túi …đâu cần bốc từng
đồng! Rõ ràng, các nghiên cứu gia không hiểu rõ nghĩa.
Vậy chữ Rời ở đây có lẽ là chữ Giời (trời), và nên hiểu
như Tản Đà: Thúc Sinh quen thói bốc giời (trời).
Lại còn câu: Tin nhạn vẩn, lá thư bài. Vẩn có nghĩa
là vẩn đục, chuyển nghĩa thành nhiều, nhưng còn bài mà
nói nghĩa là bày ra, xét ra đối không chỉnh với Vẩn. Có
nhiều bản ghi là Lá thư bời, có lẽ đúng hơn, vì bời
chuyển từ rối bời ra nghĩa nhiều.
Trong quyển Truyện Kiều Chữ Nôm và Khảo
Dị mới xuất bản năm 1999, nhà khảo cứu Nguyễn Bá
Triệu,- đã mất nhiều công phu soạn ra,- sau khi công
nhận cái hay của tác phẩm, đã thẳng thắn nói lên những
thắc mắc của ông về một số chi tiết mà Ông cho là phi
lý, vụng về …trong Truyện Kiều.
“…Về phần văn chương, tuy nghe êm tai thật nhưng
quá nhiều sáo ngữ, như trong mấy câu:
- 528: Sinh liền rảo bước sân đào vội ra
-3012: Buồng trong (Kiều) vội dạo sen vàng bước
ra
409