Page 411 - DS XUAN NHAM DAN 2022
P. 411

-Nhiều cường điệu thành phi lý như khi tả cuộc đối
          thoại giữa Kim Trọng (...) và Thúc Sinh (…) về một tên
          giặc của triều đình :
               Câu 2923: Đại vương tên Hải, họ Từ

               Câu 2908: Hơn đời trí dũng, nghiêng trời uy linh
              -Nhiều điển tích áp dụng quá lố:
              Câu 1257: Sân hoè đôi chút thơ ngây
              Câu 1715: Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai
              Thực ra, nhận xét của Nguyễn quân không phải là
          sai, có điều khi làm văn, làm thơ (đặc biệt là thơ) tác giả
          hướng về cái đẹp, cái hay … luôn luôn thi vị hóa sự
          việc, nên đôi khi phải nói quá (cường điệu) hay nói trái

          lại để gây sự chú ý …đó là những điều cần thông cảm
          với người viết.
              Ông Nguyễn cũng kể ra một số chữ (mà ông cho là)
          dùng sai. Chẳng hạn như:
              Câu 2225: Ngất trời sát khí mơ màng (mà ông cho

          là phải đằng đằng mới đúng Thực ra, sát khí có thể đi
          đôi với mơ màng, để làm nhẹ bớt sự dữ dằn, hay là thi
          vị hóa nó.
              Câu 2255: Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này. Ở đây,
          đúng ra phải dùng chữ cơ sự, nhưng lỗi không hẳn là do
          tác giả, mà có thể do người sau chép lầm.
              ...Theo lời ông, trong Truyện Kiều có những câu rất
          tối nghĩa như:

              Câu 1638: Một (nửa) vầng trăng khuyết ba sao giữa
          trời
              Câu 1895: Loanh quanh cua rụt bò càng




                                                                410
   406   407   408   409   410   411   412   413   414   415   416