Page 111 - Can Đảm Biến Thách Thức Thành Sức Mạnh
P. 111
Hay lướt sóng... hay trượt tuyết, hay bay tàu lượn - bất kì ở đâu
có mạo hiểm mất mạng, đều có niềm vui vô cùng bởi vì nguy cơ mất
mạng làm cho bạn c c kì sống động. Do đó mọi người bị hấp dẫn
tới các môn thể thao nguy hiểm.
Mọi người cứ trèo núi... Ai đó đã hỏi Edmund Hillary, “Sao ông lại
cố gắng trèo lên đỉnh Everest? Tại sao?” Và Hillary nói, “Bởi vì nó có
đó - một thách thức thường xuyên.” Điều đó là mạo hiểm, nhiều
người đã chết trước đó. Trong gần sáu mươi, bẩy mươi năm, nhiều
nhóm đã đi - và gần như chắc chắn chết, nhưng dầu vậy người ta
vẫn đi. Hấp dẫn là gì?
Lên cao hơn, đi xa hơn khỏi chỗ định cư, cuộc sống thường lệ,
bạn lại trở thành hoang sơ, bạn lại trở thành một phần của thế giới
con vật. Bạn lại sống như hổ hay sư tử, hay như dòng sông. Bạn lại
soải cánh như con chim trong bầu trời, đi ngày một xa hơn. Và từng
khoảnh khắc an ninh, số dư ngân hàng, vợ, chồng, gia đình, xã hội,
nhà thờ, kính trọng... tất cả đều nhạt nhoà xa xăm, ngày một xa hơn.
Bạn trở thành một mình.
Đây là lí do tại sao mọi người lại quan tâm quá nhiều tới thể
thao. Nhưng điều đó nữa cũng không phải là nguy hiểm th c bởi vì
bạn có thể trở nên rất, rất thành thạo. Bạn có thể học nó, bạn có thể
được huấn luyện về nó. Đó là mạo hiểm được tính toán kĩ - nếu bạn
cho phép tôi về cách diễn đạt này, mạo hiểm được tính toán. Bạn có
thể huấn luyện công nghệ leo núi và bạn có thể tính toán mọi thận
trọng. Hay lái xe tốc độ cao - bạn có thể đi một trăm dặm một giờ và
đó là nguy hiểm, điều đó gây xúc động. Nhưng bạn có thể trở nên
th c s có kĩ năng về điều đó và nguy cơ chỉ dành cho người ngoài;
với bạn nó không nguy mấy. Ngay cả nếu rủi ro có đó, nó cũng ở sát
giới hạn. Và thế rồi, những nguy cơ này chỉ là nguy cơ về vật lí, chỉ
thân thể tham gia vào.
Khi tôi nói với bạn, sống nguy hiểm, tôi ngụ ý không chỉ nguy cơ
thân thể mà cả nguy cơ tâm lí nữa, và chung cuộc, nguy cơ tâm linh.
Tính tôn giáo là nguy cơ tâm linh. Nó đi tới đỉnh cao mà từ đó có thể
không có lối về. Đó là ý nghĩa của thuật ngữ Phật giáo, anagamin -
người không bao giờ trở lại. Nó sẽ đi tới đỉnh cao thế, tới điểm
không quay lại... thế rồi người ta đơn giản mất đi. Người ta không
bao giờ quay lại nữa.