Page 36 - Can Đảm Biến Thách Thức Thành Sức Mạnh
P. 36

sáng rõ như pha lê, hơn hồn nhiên. Cho nên toàn thể vấn đề này là
                làm sao bảo vệ hồn nhiên riêng của người ta.
                     Hồn nhiên không phải là cái gì đó cần đạt tới. Nó không phải là

                cái gì đó cần được học. Nó không phải là cái gì đó giống như tài
                năng: hội hoạ, âm nhạc, thơ ca, điêu khắc. Nó không giống những
                điều này. Nó giống nhiều hơn với việc thở, cái gì đó bạn được sinh
                ra cùng với nó.
                     Hồn nhiên là bản tính của mọi người. Không ai được sinh ra lại
                khác với hồn nhiên.
                     Làm sao người ta có thể được sinh ra mà khác hồn nhiên được?
                Việc  sinh  có  nghĩa  là  bạn  đã  đi  vào  thế  giới  này  như  một  tabula

                rasa[1], không cái gì được viết lên bạn. Bạn chỉ có tương lai, không
                quá khứ. Đó là ý nghĩa của hồn nhiên. Cho nên trước hết cố gắng
                hiểu tất cả mọi ý nghĩa của hồn nhiên.
                     Điều thứ nhất là: không quá khứ, chỉ tương lai.
                     Quá  khứ  làm  biến  chất  bởi  vì  nó  cho  bạn  kí  ức,  kinh  nghiệm

                trông đợi. Tất cả những điều đó tổ hợp lại với nhau làm cho bạn láu
                lỉnh  nhưng  không  sáng  tỏ.  Chúng  làm  cho  bạn  tinh  ranh  nhưng
                không thông minh. Chúng có thể giúp bạn thành công trong thế giới
                này nhưng ở bản thể bên trong nhất của mình, bạn sẽ là thất bại. Và
                tất cả mọi thành công của thế giới này đều chẳng có nghĩa gì nếu
                được so sánh với thất bại mà chung cuộc bạn sẽ đối diện, bởi vì
                chung cuộc chỉ cái ta bên trong của bạn mới còn lại với bạn. Tất cả

                đều mất đi: vinh quang của bạn, quyền l c của bạn, tên tuổi bạn,
                danh tiếng của bạn - tất cả bắt đầu biến mất như cái bóng.
                     Đến  cuối  cùng  cái  duy  nhất  còn  lại  chính  là  cái  bạn  đã  mang
                ngay từ chính lúc đầu. Bạn có thể lấy đi từ thế giới này chỉ cái bạn
                đã mang vào nó.
                     Ở Ấn Độ người từng trải thông thường coi thế giới này là phòng

                chờ  trong  ga  xe  lửa;  nó  không  phải  là  nhà  bạn.  Bạn  không  ở  lại
                trong phòng đợi mãi mãi. Chẳng cái gì trong phòng đợi thuộc về bạn
                cả - đồ đạc, các bức tranh trên tường... Bạn dùng chúng - bạn nhìn
                bức tranh, bạn ngồi trên ghế, bạn nghỉ trên giường - nhưng chẳng
                cái gì thuộc vào bạn cả. Bạn chỉ ở đây vài phút thôi, hay vài giờ là
                nhiều nhất, thế rồi bạn sẽ qua đi.
                     Vâng, cái bạn đã mang vào cùng mình, vào phòng đợi, bạn sẽ

                mang đi cùng mình; cái đó là của bạn. Bạn đã mang cái gì vào thế
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41