Page 108 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 108
LÊ TRÚC KHANH 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
mê văn nghệ như anh Lầu nhưng vẫn tiếp tục duy trì những hoạt động
của trường đã có nề nếp từ trước.
Năm 1974, tờ báo Xuân của trường đạt giải Nhì toàn miền Nam trong
kỳ thi “Báo xuân học đường” cùng với nhiều giải cá nhân. Ban tổ chức
kỳ thi đã hết lời khen tặng - bởi vì trong cùng thời điểm ấy - không có tờ
báo Xuân học đường nào của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt giải.
Cuối năm học 1973-1974, tôi cũng chuyển hẳn về thành phố Cần
Thơ. Vậy là phải nói lời chia tay với bao đồng nghiệp và học trò thân yêu,
phải giã từ ngôi trường mà tôi đã gắn bó mấy năm dài. “Sự thay đổi nào
cũng có cái buồn của nó - kể cả sự thay đổi mà chúng ta cầu chúc nhất”.
Ngày chia tay, tôi vẫn loáng thoáng trong đầu câu danh ngôn đó và tự
nhủ sẽ giữ mãi bao nhiêu kỷ niệm tuyệt vời ấy như một thứ hành trang
cho chuyến đi dài trên con đường giáo dục mà mình đã mơ ước từ thời
thơ ấu. Có lẽ cũng chính niềm tin và bao nhiêu đôi mắt của những người
bạn trẻ đã hướng theo tôi để giúp tôi có đủ nghị lực theo nghề trong
những năm tháng đầy gian lao và nghiệt ngã.
3.
Tôi gặp Phan Kỳ Phùng ở chân cầu thang Trường THPT Lưu Hữu
Phước. Trong câu chuyện tâm sự giữa hai thầy trò, Phùng đã trải lòng với
tôi khi nhắc lại người bác của mình đã từng công tác tại trường nầy. Đó
là thầy Phan Quang Công, khi tôi dạy học tại đây, thì anh Công là Tổng
Giám thị, phụ trách về nề nếp, kỷ luật học sinh. Sau năm 1975, anh Công
rời ngành giáo dục và khoảng thập niên 80-90, anh bị tai biến phải nằm
một chỗ cho đến lúc qua đời. Phùng không trách, nhưng có chút ngậm
ngùi, bởi thế hệ hôm nay hình như đã quên hẳn những người từng một
thời “khai sơn phá thạch”.
Từ suy nghĩ của Phùng, tôi tự trách mình đôi lúc đã vô tâm với bao
nhiêu người “muôn năm cũ”. Bởi vậy, trong lần họp mặt với nhà trường,
tôi đã đề nghị Lãnh đạo Trường THPT Lưu Hữu Phước và đại diện Thầy
Cô nên có những lần thăm viếng gia đình Thầy Cô quá vãng (chẳng hạn
như nhân dịp đầu năm mới). Một nén nhang, một phút giây ngắn ngủi
tưởng niệm Thầy Cô đã khuất cũng đủ làm ấm lòng bao nhiêu người
đang sống và cũng góp phần để ngọn đuốc “Lương sư hưng quốc” sáng
mãi trong mỗi trái tim người.
Nhớ thầy Phan Quang Công, tôi lại nhớ lan man về thầy Cang, thầy
Đức, thầy Thành, thầy Trường, thầy Mẫn, cô Phụng, cô Chi... những
người đã vào cõi vô cùng từ những năm cuối thế kỷ hai mươi. Lại nhớ chú
111