Page 107 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 107

60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM                            LÊ TRÚC KHANH
           mùa đông phủ trắng sương mù. Và còn nữa, chiếc ao phía trước cổng
           trường mọc đầy rau ngỗ, bây giờ đã thay bằng một dãy tường cao. Thực
           sự, trường cũng không còn mang tên TRUNG HỌC PHONG PHÚ ngày
           nào, nơi tôi và những học sinh thân yêu của mình gắn bó không chỉ trong
           việc học hành, mà còn trong những buổi văn  nghệ, những lần cắm trại…
           Trong bài viết “Ô Môn, ngày đó tôi về”, tôi đã nhắc rất nhiều về bao
           nhiêu tên gọi thân quen: những Trần Thị Lệ, Nhàn, Hoàng, Cẩm Cuống,
           Bùi Văn Vuông, Thúy Vân, Lương Vân, Hoàng Liên, Ngọc Hải, Xuân Thọ,
           Kim Anh, Đào Xinh,Quang Sang, Sang Ha, Đức Trí,  Hữu Phú, Lai Hưng,
           Xuân  Mai,  Kim  Kiết,  Thu  Hương,  Hoài  Vân,  Công  Lợi,  Chí  Ngởi,  Anh
           Dũng, Cẩm Hoa... Bao nhiêu người bạn trẻ “mắt sáng môi hồng” đó, giờ
           đều vượt quá tuổi  sáu mươi! Nhưng sẽ rất là thiếu sót, khi tôi chưa nói
           về những đồng nghiệp thân yêu, những người cùng tôi một thời “gió thổi
           sân trường”…
              2.
              Người  đầu  tiên  phải  nhắc  tới  là  anh  Trần  Hữu  Lầu,  Hiệu  trưởng
           Trường TH Phong Phú từ năm 1968. Thời chiến, con đường Cần Thơ -
           Ô Môn không xa nhưng đầy bất trắc, thầy cô giáo từ thành phố về vùng
           quê dạy học, nếu không có Honda, phải quá giang xe đò Long Xuyên từ
           rất sớm. Vậy mà tới trường, có khi đã 8 giờ hơn! (Trước năm 1975, giờ
           làm việc , giờ học ở miền Nam là từ 8 đến 12 giờ trưa chớ không như hiện
           nay). Học sinh lao nhao trong sân trường, thầy cô giáo người có người
           không, thế mà tôi chưa bao giờ thấy anh Lầu to tiếng với bất kỳ ai. Mấy
           năm làm Hiệu trưởng, anh đã góp công sức để đưa trường từng bước đi
           lên, góp phần vào những thành quả chung của ngành giáo dục Cần Thơ
           buổi ấy. Một trong những điều làm cho thế hệ học sinh Trung học Phong
           Phú nhớ nhất là phong trào Văn nghệ - Báo chí của nhà trường vô cùng
           sôi nổi. Thời ấy. cứ mỗi lần tết đến, thì trong tất cả các trường Trung học
           ở Cần Thơ, họa chăng chỉ có Trường Trung học Tổng hợp Phan Thanh
           Giản là xuất bản được báo xuân. Thế mà, một trường Trung học thuộc
           hàng “sinh sau đẻ muộn”, “cư trú” ở một vùng quê nghèo - là Trường
           Trung học Phong Phú - lại có thể xuất bản đặc san “Đuốc Hồng” như một
           sự lên tiếng tuy khiêm tốn mà cũng không thiếu tự hào. Tờ báo xuân thời
           đó còn đơn sơ lắm, quay ronéo, mực lúc đậm lúc nhạt không đều, nhưng
           nội dung thì chẳng thua gì với các đơn vị thuộc lớp đàn anh! Sau nầy anh
           Trần Hữu Lầu về công tác tại thành phố Cần Thơ. Thay thế anh Lầu là
           anh Trần Khải Thành từ An Giang chuyển đến. Anh Thành tuy không say

                                         110
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112