Page 62 - Đã ru tôi một thời
P. 62

62*   Tuyển tập truyện ngắn- Đã ru tôi một thời thơ ấu


                          Có người gọi là đồng ông “Qòe” theo tiếng nói của người miền nam, chẳng biết
                   mặt mũi ông thế nào chỉ thấy bao bọc chung quanh nhà là hàng cây hoa hòe đan kín, xen
                   kẻ hai màu vàng đỏ quanh năm nở hoa lại thêm mấy bụi hoa giấy trứơc ngõ tốt um ngẩn
                   ngơ đong đưa trong gió. Cửa cổng nhà ông lúc nào cũng đóng vẻ như hoang vắng, chẳng
                   thấy có ai vào ra nơi đây. Chỉ nghe thấy cái yên lặng của những buổi trưa hè, thoang
                   thỏang gío nơi hiên nhà. Rồi cái tĩnh mịch của những buổi sớm mai tưởng như chỉ có
                   nắng vàng hoe non soi những lớp ngói rêu phong lặng lẽ mấy căn nhà, và con ngõ hẹp
                   dành cho lối vào. Thỉnh thỏang nghe tiếng chó sủa râm ran từ phía trong vườn nhà vọng
                   ra…có lẽ chúng nghe tiếng chân lũ trẻ chạy hùynh hụych rượt bắt hay trú ẩn nơi những
                   bờ rào với những trò chơi “năm mười” …làm chúng giật mình sủa hoảng.
                              Người ta quên mất đồng ông Hòe của một phú nông kín cổng cao tường. Mà chỉ
                   nhớ ông Hòe là người tốt bụng của đám trẻ con, chúng tha hồ nghịch ngợm nhộn nhịp
                   quanh nhà như một sân chơi có duyên không hò hẹn. Bọn trẻ rộn ràng khi chiều về, khi
                   mùa xuân đã qua, mùa hè đến như cũng là vừa coi nhà cho ông Hòe.
                                Khỏang hơn một mẫu đất là của Ông. Mấy ao rau muống, mấy mẫu ruộng, mấy
                   đám bèo tây…Mùa mưa nước ngập đồng, trồng tỉa cấy cày chỉ một vụ. Đến ngày nắng,
                   khi không còn những bông lúa trổ muộn, hoa rau muống màu tím cũng đã khô tàn, mấy
                   đám bèo tây chỉ còn trơ rễ…là lúc có bao nhiêu là đứa trẻ quanh vùng đổ xô về nô đùa
                   chạy nhảy, hò hát , bày biện đủ lọai trò chơi. Có một sân bóng cho bọn con trai. Một góc
                   vườn còn sót đám cỏ cú xanh mượt lẫn khuất trong bóng râm mát của một khỏanh sân
                   vườn dành cho bọn con gái đuổi bắt cào cào về cho chim. Rồi cũng có một bờ đê giữa
                   khỏang đồng trống cho hai anh em chú Tiến – Bộ; chiều chiều khi nắng chỉ còn hơi rát
                   vầng trán, gió mạnh cũng vừa chập chờn thổi lên ; Kẻ thả diều người thổi sáo, đã tạo nên
                   cảnh đồng quê lý thú cho cánh đồng ông Hòe .
                                Đám trẻ thay phiên phụ giúp hai chú đưa diều lên cao. Một người đâm diều lên
                   theo chiều ngược gío, người đầu kia cầm ống dây vừa thả dây vừa chạy cho tới khi diều
                   lên cao thật cao…
                                Lên cao rồi, sáo diều hòa nhập với gió phát thành âm thanh nghe lúc trầm lúc
                   bỗng thật là tuyệt! Thích nhất khi cánh diều lên cao là tiếng sáo diều bắt đầu thổi nhạc vi
                   vu . Chúng tôi cứ ngứơc cổ lên trời cao ngắm diều, nghe tiếng sáo diều không biết
                   mỏi…lòng thầm phục hai chú có tài.
                                 Hình ảnh con diều no gió bay cao dưới bầu trời xanh tha thứơt đuôi diều như
                   vờn đùa với những áng mây hồng tiễn đưa hòang hôn cứ dần xuống lặng lẽ . Diều hồn
                   nhiên trong tiếng sáo cứ ngân vọng vang xa …qua đến bên làng bên kia sông đến rừng cổ
                   tích. Cánh diều càng no gió bay cao, xa, càng chao lượn như ngợp gío…
                                Hòang hôn đến tự bao giờ…Những hình ảnh đẹp đẽ ấy như in trong tâm thức chúng tôi
                   một thời bé bỏng, Diều đựơc cột chắc vào một gốc cây. Diều theo trăng theo sao bay vào trời
                   đêm. Rồi không thấy cánh diều đâu nữa nhưng tiếng sáo cứ ngân mãi, ngân xa đến khuya mới
                   dứt.
                                Ơi ! người thổi sáo, người thả diều! Bầu trời ngày xưa còn đó! Nhưng tuổi thơ của tôi
                   nay đâu?


                         Rừng cổ tích
   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67