Page 63 - Đã ru tôi một thời
P. 63
63* Tuyển tập truyện ngắn- Đã ru tôi một thời thơ ấu
Bọn trẻ chúng tôi đứng bên này cầu nhìn qua bên kia là bờ sông Tân Lý ( khu vực phía đồi
dương) còn là rừng nguyên sinh nước lợ. Người bản xứ chính gốc thường sống bằng nghề chài
lưới, nương đồng. dân cư thưa thớt, ít người.
Khỏang giữa thập niên 50, có số đồng bào Bắc Trung Việt di cư vào nam lập nghiệp ở bên
này sông. Rồi có phố xá sầm uất, buôn bán thịnh vượng. tuy ở bên này sông, nhưng tuổi thơ
chúng tôi lớn lên ở bên kia sông.
Chưa có miền đất nào thiên nhiên ưu ái bằng miền đất quê hương của tôi. Không có thiên tai
giặc giã, không có chiến tranh. Làng quê nghèo mà yên lành, cuộc sống lam lũ mà yên bình. Dọc
theo triền cát mà đi về phía biển vô vàn những bụi dứa dại, phong cảnh đặc trưng của vùng biển
vừa tô đẹp thêm cho vạn vật, vừa là bức mành che chắn gió cát…
Hồi đó, những cây dương cao vút ở đồi cát , hòa nhập với cánh rừng nguyên sinh. Cây cối
um tùm, có vô vàn hoa quả trái ngọt từ những ngọn đồi thoai thỏai, hay những bình nguyên với
những đầm ao, bàu cá bao quanh cảnh rừng thiên nhiên u tịch . Bọn trẻ chúng tôi được vào nơi
đây như được đi dạo nơi thần tiên cổ tích: tốp năm tốp ba hẹn hò nhau đi “trèo núi”. Nghe là núi
nhưng núi của rừng này là những ngòn đồi thoai thỏai dễ trèo, cát tòan cát trắng đi lún mỏi đôi
chân. Nhưng mỏi chân lắm thì cũng vừa lên tới đỉnh.
Cánh rừng quê tôi không có đồi cỏ đồi chè, mà có muôn vàn quả cây ăn no tùy thích .Ven
sườn núi tôi thấy lũ bạn lấy dao bổ quả dứa làm đôi, ở giữa có phần nhân trắng như hạt gạo, ăn
vừa bùi vừa ngọt.. Này nhé! Ai đã ở miền đất cũ Tân Lý chắc còn nhớ quả trâm. Đến mùa trâm
chín. Bọn trẻ con lượt năm lượt ba vào rừng trèo hái trâm. Trâm, bứa, gùi, diếc, trái nổ, gắm, sim,
hồng, nuổm, sơn trà…mọc ven sườn núi. Ăn trâm mà giấu được người khác ư! Mồm miệng tím
rịm, cả răng cũng tím ngắt. Ngược lại quả bứa, trái có vỏ dày, tròn, cứng, khi già có màu vàng
như quả cam. Ăn một quả bứa ba ngày còn ê miệng…răng lưỡi đều vàng khè. Trái sơn trà khi
ngọt khi chua. Rồi trái gùi xé vỏ ra có nhựa ăn chỉ mỗi cái “hột” có trái ngọt trái chua nhăn khúyu
cả mặt mày.
Trèo lên đỉnh núi từng đọan, nhìn trên cành cao trái nổ từng chùm treo trên cành lửng lơ
trắng xóa. Hay đây đó những cây xay trĩu quả đen tròn. Đua nhau trèo lên hái xuống vương vãi cả
mặt đất, từng bụm trái bóp trong tay nghe lạo xạo như bánh tráng bể. Chúng tôi lại rượt nhau
chạy đùa với cát núi xuống lưng chừng núi đến với một cây quả có cái tên thật hay. Quả viết!
Tiếng địa phương đọc là quả dziết nghe tựa tựa là “viết” hai đầu nhọn như ngòi viết, quả màu
xanh mà lại chín ở trong ăn vào ngọt lịm thanh tao ở đầu môi. Thi nhau hái thật nhiều , mỗi đứa
một “bụng” trái (áo bỏ vào quần rồi bỏ quả dziết vào đầy bụng áo) đem về đào lỗ chôn “dú” ba
ngày quả viết chín là đào lên ăn đựơc. Bờ hè nhà quê mà ngồi ăn dziết thì cũng là lúc có gió mùa
mát rượi man mác từ sông thổi về.
Dọc theo hai bờ sông có hoa đốm đốm đỏ là cây gạo. trái hình bầu dục, rỗng bên trong,
hơi lõm một bên. Vỏ dày căng cứng tựa như quả xòai. Khi trái khô già lúc lắc bên tai nghe lộp
bộp, lùng bùng, hạt trắng và nhỏ như trứng rắn ăn cũng bùi như nướt cốt dừa…Tiến sâu vào sâu
những đầm cát, bãi cát len lỏi qua các khe đá là những rặng găng, tiếng địa phương gọi là cây
keo. Mùa găng chín, vỏ và cơm căng óng mượt làn vỏ và cong lại như con cá mối nướng. Găng
có hai lọai: Một vị ngọt, một lại chát. Chẳng kể chát hay ngọt chúng tôi cứ hái đầy nón với một
cây “khèo” dài . “Khèo”, lụm đầy nón không ăn thì chơi…đồ hàng.
Tôi còn nhớ rõ một kỷ niệm vui, vào một buổi chiều ..
Đây là một cây găng cổ thụ, trái găng chìn đầy sai trĩu quá. Thập hấp dẫn đám trẻ con chúng
tôi. Ngòai những cây “khèo”, còn có thêm cây dao rựa nhỏ mang theo. Ngòai việc dùng “khèo”