Page 145 - Tuyen Tap VTLV 2016
P. 145

Văn Thơ Lạc Việt

               Đến lúc làng Tề giải thể, dân Ngô Xá ai nấy về lại đất
            vườn cũ. Họ hăm hở dựng lại nhà cữa, sửa sang vườn tược,
            làm lại cuộc sống. Bởi là dân ngụ cư nên Mẹ tôi không đất,
            không nhà, bên gia đình ông Vạn thì thờ ơ lạnh nhạt. Tôi
            tiếc là chưa đủ lớn khôn để sẽ chia cùng Mẹ nỗi gian khó
            này. Tôi chỉ biết vẩn vơ hỏi Mẹ sao buồn và lặng thinh như
            hóa đá. Quả thật khi Mẹ trầm tư, đôi mắt buồn nhìn giòng
            sông Vĩnh Định lặng lờ trôi chảy, tóc mẹ bay theo gió chiều
            lao xao cùng với khung cảnh tĩnh mịch yên ắng của làng
            quê, trông Mẹ thánh thiện đẹp đẻ vô cùng. Lúc Mẹ tôi định
            bỏ làng Ngô Xá mà đi thì thầy Nghĩa đã cho mẹ con tôi ở
            lại trên chính mãnh vườn của thầy. Thầy Nghĩa - người mà
            tôi phải tôn kính, trân trọng suốt đời -không những là ân
            nhân của chúng tôi, mà còn thầy giáo dạy tôi chữ nghĩa từ
            vỡ lòng cho đến lúc trưởng thành. Thầy đã hướng dẫn tôi
            phải sống làm sao cho đúng đạo làm người. Thầy đã ảnh
            hưởng lớn lao đến tư duy và chí hướng của tôi. Thầy là tia
            nắng  hồng  ấm  áp  sưởi  đời  bọt  bèo  trôi  nổi  của  tôi  trong
            những ngày đông buốt giá.
               Làng Ngô Xá hồi sinh trong hòa bình. Tất cả đều được
            xây dựng lại. Mẹ tôi đã dựng được ngôi nhà tuy nhỏ nhưng
            rất xinh. Với sự giúp đỡ của thầy Nghĩa mẹ tôi đã có quầy
            hàng xén ở chợ Ngô Xá để buôn bán kiếm sống qua ngày.
            Buổi  đầu  làng  xóm  tái  lập  chưa  có  trường  học  nên  thầy
            Nghĩa mở lớp dạy chữ cho trẻ con vào ban ngày và người
            lớn vào buổi tối. Trẻ nhỏ chúng tôi từ đó có chổ học hành
            thay vì rong chơi vô bổ. Chưa có bút mực, sách vở, thầy
            làm cho mỗi em mỗi thanh tre nhỏ làm viết, chia ô vuông
            viết trên sân đất nhà thầy, còn chử và nghĩa thì phải nhớ
            nhằm lòng lời dạy của thầy. Lâu dần thì thầy và phụ huynh
            cũng kiếm được bàn ghế, bút mực và giấy viết và lớp học
            càng lâu càng có nhiều học sinh. Buổi tối Mẹ tập cho tôi
            viết.  Mẹ  nhất  định  bắt  tôi  cầm  viết  bằng  tay  phải  dù  tôi
            thuận tay trái trong lúc thầy Nghĩa thì tùy nghi, nên sau này
            tôi  viết  được  cả  hai  tay.  Đây  là  điều  khác  thường  trong
            những cái không-giống-ai của con bé tóc vàng da trắng ở
            làng Ngô Xá này. Nhà tôi với nhà thầy Nghĩa cách nhau

                                       144
   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150