Page 146 - Tuyen Tap VTLV 2016
P. 146

Quê Hương và Tình Yêu

            một khoảng sân, có hàng dâm bụt làm ranh giới. Trong tầm
            nhìn thơ ấu của tôi thì đất vườn nhà thầy rất lớn, bốn phía
            bao bọc bởi những cây mít đã cao tuổi đời nhưng đến mùa
            có rất nhiều trái. Vườn của thầy phía Bắc giáp tỉnh lộ 68,
            nam là sông Vĩnh Định. Từ nhà đến bến sông dễ chừng tới
            vài  trăm  mét.  Mé  sông  có  cây  sung  to  lớn,  dềnh  dàng,
            những cánh tay của nó vươn ra giữa giòng che mát cả một
            vùng, đêm sáng trăng từ đó nhìn lên thấy chị Hằng như vỡ
            ra từng mãnh, rơi loáng thoáng trên mặt nước.
               Tuổi  thơ  của  tôi  đó.  Thanh  bình.  Dễ  thương.  Những
            trưa  hè  nóng  bức  tôi  thường  trú  ngụ  ở  gốc  sung.  Giòng
            nước mát cho tôi những khoan khoái, nhẹ nhàng, tựa như
            tôi đang bơi trong trong vòng tay trìu mến của mẹ, trong
            tình  thương  bao  la  của  thầy.  Mùa  Hè  năm  sau  nhà  thầy
            Nghĩa có thêm một người, anh Bảo - con trai út của thầy -
            đang  ở  trọ  trên  thành  phố  Quảng  Trị  và  theo  học  trường
            Thánh  Tâm.  Anh  lớn  hơn  tôi  chừng  5,  6  tuổi.  Làng  quê
            cách  phố  thị  chừng  7  km  mà  trông  người  tỉnh  thành  có
            khác. Tề chỉnh. Trắng trẻo. Không như trẻ con ở làng quê
            luôn ở trần chân đất, đen đúa, tinh nhịch, đôi khi nói năng
            tục  tỉu.  Lần  đầu  gặp  anh  Bảo  tôi  linh  cảm  như  giữa  hai
            chúng tôi có gì đó rất gần gũi, rất ràng buộc. Dễ chừng anh
            là điểm tựa của nhành khô tôi đang vật vờ trong cơn nước
            lũ. Anh Bảo đã đưa tôi tham dự vào những trò chơi mà bọn
            trẻ  con  cùng  tuổi  ở  làng  không  cho  tôi  dự  phần  như  đá
            banh, đánh căng, ù mọi...Có anh Bảo bọn trẻ không còn chế
            nhạo, bắt nạt tôi nữa. Thật tình, cả nhà từ thầy Nghĩa, chị
            Thiện và anh Bảo ai cũng thương mến tôi.
               Năm tôi mười tuổi, làng Ngô Xá mới có trường Tiểu
            học đầu tiên. Phụ huynh và trẻ con đều rất đỗi vui mừng.
            Mẹ cho tôi đi học và thầy Nghĩa cũng thôi dạy trẻ con vào
            ban ngày.Nhập học trường công lập thì phải hội đủ giấy tờ,
            phải có giấy khai sinh. Trẻ con ở làng dường như chưa đứa
            nào có giấy khai sinh. Chúng tôi chỉ có tên-cúng-cơm xen
            lẫn với hỗn danh mà thôi. Tôi tên Lài, có hỗn danh là Lài-
            tây-lai để phân biệt với Lài-bọ-ngựa và các cô bé tên Lài
            khác. Đến khi làm giấy khai sinh, tôi không có cha nên lấy

                                       145
   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151