Page 42 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 42

2.2. Quy trình tiếp nhận ý kiến, nguyện vọng của lao động nữ


            Lao động nữ có thể phản ánh những bất bình, khiếu nại hoặc đề đạt
            nguyện vọng, ý kiến với người quản lý trực tiếp, lãnh đạo công ty, phòng
            tổ chức nhân sự, BCH CĐCS thông qua các hoạt động:
                9 Họp quản đốc/công nhân;
                9 Họp tổ công đoàn; họp tổ, nhóm nữ công;

                9 Hòm thư góp ý, đường dây nóng, phiếu thăm dò ý kiến, khảo sát
               trực tuyến;

                9 Tại các buổi gặp gỡ, tiếp công nhân…

          Trách nhiệm của lao động nữ khi trình bày ý kiến: trung thực, rõ ràng nội
          dung sự việc với thái độ hợp tác, tránh căng thẳng đối đầu ngay từ đầu. Nếu
          thông tin cần bảo mật, lao động nữ có thể lựa chọn hình thức viết đơn, phản
          ánh riêng. Đối với vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của mình hoặc tập thể
          lao động, lao động nữ nên phản ánh với BCH CĐCS.
          Trách nhiệm của BCH Công đoàn: Lao động nữ có thể ngại bày tỏ những
          vấn đề mà họ cho là khó nói. Do vậy, BCH Công đoàn cần mở rộng nhiều
          hình thức để lao động nữ có cơ hội bày tỏ nguyện vọng một cách thoải
          mái hơn như: Người lắng nghe là cán bộ ban nữ công hoặc đại diện cho lao
          động nữ ở doanh nghiệp; tổ chức các cuộc tiếp xúc riêng với lao động nữ,
          gắn với sinh hoạt ngày 8/3, 20/10; thăm hỏi, gặp gỡ công nhân nữ tại nhà




           40
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47