Page 43 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 43

trọ v.v... Trường hợp lao động nữ không phản ánh trực tiếp với công đoàn
          cơ sở thì cán bộ công đoàn phải chủ động, theo dõi nắm bắt thông tin để
          hỗ trợ kịp thời.
          Các công việc cụ thể của Ban chấp hành Công đoàn trong giải quyết ý kiến,
          nguyện vọng của lao động nữ như sau:
              9 Tiếp nhận ý kiến: Người tiếp nhận ý kiến cần lắng nghe, ghi chép đầy
            đủ nội dung phản ánh. Nếu những ý kiến liên quan đến quyền và lợi ích
            của NLĐ như: hợp đồng lao động, tiền lương, thu nhập, xử lý kỷ luật lao
            động… thì hướng dẫn NLĐ gửi đề nghị giải quyết lên phòng ban có
            chức năng (thường là phòng hành chính, nhân sự). Nếu BCH Công đoàn
            tiếp nhận thì vào sổ hồ sơ và xác minh thông tin, tìm phương án bảo vệ
            tốt nhất cho NLĐ.
              9 Xác minh, kiểm tra, xử lý thông tin: Những thông tin có thể giải quyết
            được ở cấp phòng, ban, phân xưởng thì cần được xác minh, trả lời, giải
            quyết kịp thời.

              9 Chuyển vụ việc đến lãnh đạo công ty giải quyết:
          Trường hợp lao động nữ không đồng tình cách cách giải quyết hoặc vượt quá
          thẩm quyền ở cấp phòng, ban, phân xưởng thì thông tin cần được NLĐ (hoặc
          BCH CĐCS đại diện) chuyển đến lãnh đạo công ty để xem xét giải quyết.
          Hình thức chuyển: bằng văn bản đề xuất giải quyết, đề nghị làm việc, phản
          ánh tại các cuộc họp giao ban, họp định kỳ giữa công đoàn và quản lý.
          Thông thường giám đốc/phòng nhân sự sẽ tiến hành xác minh; trao đổi,
          gặp gỡ trực tiếp với NLĐ, những người có liên quan trước khi ra quyết định
          giải quyết.
              9 Thời hạn giải quyết: đơn khiếu nại sẽ được giải quyết theo quy định của
            pháp luật. NSDLĐ có văn bản trả lời trong thời hạn 30 ngày đối với vụ
            việc thông thường, 45 ngày nếu vụ việc phức tạp.
              9 Đưa vụ việc ra đối thoại, thương lượng tập thể: Nếu BCH CĐCS thấy vấn
            đề cần phải đưa ra đối thoại, thương lượng tập thể thì tổng hợp để đề
            nghị đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
          Quá trình giải quyết, lao động nữ cần tìm sự hỗ trợ từ cán bộ công đoàn,
          được tổ chức công đoàn hỗ trợ cán bộ tư vấn pháp lý nếu cần thiết. Công
          đoàn cơ sở phải đứng về phía người lao động, tìm phương án bảo vệ tốt
          nhất cho NLĐ.




                                                                       41
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48