Page 44 - Tài liệu Chính sách đối với Lao động Nữ
P. 44
2.3. Quy trình đối thoại, thương lượng và kí kết TƯLĐTT
a, Các bước cơ bản về đối thoại tại nơi làm việc
Bước 1. 1. Xác định nội dung đối thoại: Tập trung phản ánh những
Xác định vấn đề về thực hiện chế độ chính sách nói chung, lao động
nội dung nữ tại doanh nghiệp nói riêng như: chế độ nghỉ thai sản,
đối thoại hỗ trợ chi trả tiền gửi trẻ, mẫu giáo; khám sức khỏe, lắp đặt
phòng vắt trữ sữa, phòng chống quấy rối tình dục, chăm sóc
sức khỏe sinh sản; đối xử bình đẳng trong tuyển dụng, bố trí
công việc, tiền lương, học tập, trong cơ hội thăng tiến v.v…
2. Nắm bắt, thu thập thông tin NLĐ: Trường hợp NLĐ không
phản ánh đến BCH công đoàn cơ sở mà phản ánh đến bộ
phận quản lý thì công đoàn cơ sở cần nắm bắt, thu thập
thông tin, gặp gỡ, tư vấn cho NLĐ để hướng dẫn họ đồng ý
để công đoàn cơ sở đại diện cho họ trong đối thoại.
3. Tổng hợp, thống nhất nội dung đối thoại và gửi cho
NSDLĐ.
4. Đại diện NLĐ và NSDLĐ thống nhất thời gian, địa điểm
tổ chức đối thoại: NSDLĐ có trách nhiệm bố trí địa điểm và
các điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức cuộc đối thoại tại
nơi làm việc.
Bước 2: 1. Trình bày nội dung đối thoại: Đại diện BCH công đoàn cơ
Tổ chức sở trình bày nội dung đối thoại, các căn cứ pháp lý, khó khăn,
phiên vướng mắc và những kiến nghị đề xuất của NLĐ.
đối thoại 2. NSDLĐ nêu những vấn đề cần đối thoại từ phía doanh
nghiệp (nếu có).
3. Trao đổi, thảo luận: NSDLĐ và NLĐ trao đổi về những
vấn đề được nêu.
Trong quá trình đối thoại, NLĐ tham gia đối thoại và các
thành viên đại diện cho NLĐ cần thể hiện tinh thần phối
hợp, hợp tác, chia sẻ nhưng cũng phải quyết liệt mạnh mẽ,
tìm cách giải quyết vấn đề. Công đoàn cơ sở phải thể hiện
rõ vai trò đại diện NLĐ, đứng về phía NLĐ, không làm trung
gian hoặc đứng cả hai vai.
4. Lập biên bản đối thoại có chữ ký của các thành phần
tham gia đối thoại.
42