Page 26 - Phẩm Tam Quốc
P. 26
cũng chẳng liên quan gì đến Tào Tháo. Thực tế thì cha mẹ đẻ của Tào Tung
là ai vẫn là một câu đó, ngay đến Trần Thọ cũng chỉ biết nói “chưa thể biết
được dòng dõi thế nào” Bản thân Tào Tháo cũng che dấu kín đáo. Khi viết
Gia truyện, Tào Tháo tự xưng là “đời sau của Tào thúc Chấn Đạc”, rồi truy
ngược lên tận chỗ Chu Văn vương, như vậy lại càng sai. Nhưng những năm
cuối thời Đông Hán, trên xã hội và trong quan trường đều hết sức coi trọng
môn đệ và xuất thân, Tào Tháo tuy chán ghét cung cách này, nhưng xuất phát
từ nhu cầu chính trị nên vẫn phải liều lĩnh tự đề cao mình.
Thực tế, Tào Tháo ra đời và trưởng thành trong một gia đình hoạn quan.
Tào Tung là cha Tào Tháo, là con nuôi của Tào Đằng. Thời đó Tào Đằng là
đại hoạn quan có tiếng, được phong Phí Đình hầu, là Đại trường thu. Đại
trường thu là đại quan trong hoạn quan, trật hai ngàn thạch, như ngày nay là
“cấp tỉnh bộ”. Tào Đằng là một trong số hoạn quan khéo đường cư xử, có
quan hệ tương đối tốt với sĩ nhân. Tào Đằng từng làm một số việc chẳng đẹp
đẽ gì, nhưng cũng làm được một số việc lớn việc tốt, vì vậy trong Hậu Hán
thư có truyện của Tào Đằng. Nhưng dù gì đi nữa thì Tào Tháo vẫn là con của
con nuôi hoạn quan. Thời đó, như vậy là xuất thân không tốt. Nhưng gia cảnh
thì tốt, ít ra cũng không thiếu tiền tiêu. Tào Tung, cha của Tào Tháo, quan
đến thái úy (về danh nghĩa là chức quan quân sự cao nhất cả nước), phải mất
gần triệu đồng mới mua được chức quan đó. Nhà Tào Tháo có tiền, lúc nhỏ,
cuộc sống của Tào Tháo là cuộc sống của con nhà giàu sang.
Có thể Tào Tháo không có được sự giáo dục của gia đình đến nơi đến
chốn. Tào Tung ít khi hỏi đến con cái. Tào Tháo từng có câu: “Đã không tam
tỉ giáo, chẳng nghe quá đình lời”. Mẹ thầy Mạnh Tử muốn con mình có hoàn
cảnh tốt, không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xấu, đã phải dời nhà ba lần gọi là
“tam tỉ”. Khổng Tử thấy con hai lần đi qua sân, thì đều gọi lại để giáo dục,
làn thứ nhất bảo học Thi, lần thứ hai bảo học Lễ, gọi là “quá đinh”. Những
việc như vậy không hề có ở gia đình Tào Tháo. Xem ra lúc còn nhỏ, Tào
Tháo không được dạy dỗ.
Cha mẹ không dạy dỗ, gia cảnh lại khá, Tào Tháo đã trở thành một “đứa
trẻ có vấn đề”. Theo chú dẫn Tào Man truyện của Bùi Tùng Chi trong Tam
quốc chí, Tào Tháo lúc nhỏ thường “Như ưng bay chó chạy, phóng túng vô
độ”. Người chú thấy khó chịu, liền nhắc nhở, mong Tào Tung lưu tâm đến
con cái. Tào Tháo biết vậy, đã có ngay quỷ kế để đối phó với người chú rỗi
hơi, hay xen vào chuyện người khác. Một hôm, từ xa thấy người chú đi lại,
Tháo vờ như người bị méo mồm ngoẹo cổ. Chú hỏi nguyên cớ, Tháo nói