Page 122 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 122
cuống trong quá trình thao tác, để nguyên liệu chạy vào máy và đánh bật nguyên liệu văng vào
người. Rủi ro là đã xảy ra tai nạn lao động, dù không nặng, nhưng đó là bài học rất lớn cho doanh
nghiệp.
3. Giải pháp thực hiện.
Giải pháp thực hiện quản lý rủi ro có thể hiểu cách đơn giản là việc quản lý tất cả mọi việc khác
nhau, đối với tất cả những người khác nhau, quản lý bất kỳ thứ gì có thể gây nguy hiểm cho mục
tiêu chung của doanh nghiệp.
Rủi ro xảy ra trong hoạt động doanh nghiệp có thể là rủi ro về trách nhiệm pháp lý, rủi ro về tài
chính, rủi ro về an toàn lao động, an toàn làm việc, rủi ro về gian lận, rủi ro về tuyển dụng, rủi ro
về chế độ chính sách, rủi ro về việc thực hiện theo quy trình…
Mỗi doanh nghiệp hoạt động có nhiều điểm khác nhau, đối với doanh nghiệp sản xuất thì máy
móc, thiết bị, công cụ dụng cụ cũng được sử dụng khác nhau, vì thế, việc tuyển dụng và tiếp nhận
ứng viên vào làm việc, nhất là ứng viên là những người trực tiếp đứng máy và thao tác trên máy,
rất cần sự tuân thủ và thực hiện, nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, rủi ro về an toàn lao động.
Phòng bị tất cả những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra chính là điều quan trọng đối với doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động.
Đối với tình huống nêu trên, giải pháp được đưa ra trong quá trình tuyển dụng và giao việc là
rất cần thiết, việc kiểm soát quá trình thực hiện theo quy trình luôn phải được tuân thủ đối với tất
cả các vị trí và cấp cấp có thẩm quyền liên quan.
a. Đối với quá trình Tuyển dụng và đào tạo hiệu quả
Tuyệt đối tuân thủ quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp. Tìm kiếm ứng viên có năng lực để
có thể giảm thiểu rất nhiều sai lầm của công nhân viên trong quá trình thao tác công việc, mang
lại kết quả, hiệu suất làm việc, tăng năng suất cho quá trình làm việc của công nhân viên;
Đảm bảo thời gian đủ cho quá trình tiếp nhận công việc mới của công nhân viên tại nơi làm
việc mới, tại doanh nghiệp tuyển dụng mới. Đảm bảo rằng, doanh nghiệp đã tìm đúng được công
nhân viên phù hợp với vị trí công việc mà doanh nghiệp đang cần.
Đảm bảo thời gian đủ cho quá trình đào tạo hội nhập, đào tạo tiếp nhận vị trí công việc mới (dù
công nhân viên đó có kinh nghiệm tại doanh nghiệp trước kia).
b. Quá trình phỏng vấn và kiểm tra tay nghề.
Hồ sơ ứng viên cần đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần có.
Các kỹ năng, nghiệp vụ, tay nghề, kinh nghiệp của ứng viên cần được thể hiện rõ trong hồ sơ
ứng viên, để doanh nghiệp xác định tính phù hợp với thực tế mà doanh nghiệp đang cần tuyển cho
quá trình hoạt động.
Quá trình phỏng vấn, kiểm tra tay nghề cần được tuân thủ và nhất quán đối với tất cả các ứng
viên, không được bỏ qua ứng viên nào. Như thế, sẽ công bằng đối với tất cả ứng viên và tránh
được những rủi ro tiềm ẩn phát sinh trong quá trình thao tác, thực hiện công việc của công nhân
viên mới tại doanh nghiệp.
121