Page 170 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 170
trí tuệ cá nhân. Một vài trong số đó có thể là tư duy phản biện, tư suy sáng tạo, tự chủ, thích nghi, giải
quyết vấn đề, giao tiếp, kỹ năng người-người, làm việc nhóm và công nghệ thông tin. Câu hỏi là “làm
thế nào để có tạo ra những sinh viên có những năng lực gần với thực tế?”
3. Học tập qua tình huống (the case study method)
Việc sử dụng phương pháp tình huống để dạy học không có gì đặc biệt mới lạ trên thế giới.
Conant (1949) của Đại học Harvard là giáo sư đầu tiên tập trung toàn bộ khóa học của mình vào
việc sử dụng phương pháp tình huống. Phương pháp tình huống được xem là một chiến lược học
tập tích cực nhằm thu hút và nuôi dưỡng tư duy sinh viên. Ngoài ra, phương pháp tình huống cũng
tạo điều kiện phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề (Levine, 1994).
Học tập qua tình huống là một phương pháp giảng dạy học trải nghiệm, thách thức sinh viên
tích cực học tập bằng cách làm việc hợp tác trong nhóm để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề
trong thế giới công việc thực tế.
Phương pháp tình huống nhằm phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh bằng cách sử
dụng kiến thức, khái niệm và kỹ năng liên quan đến một tình huống ngữ cảnh thực tế trái ngược
với việc học theo ngữ cảnh được lý tưởng hoá từ tài liệu giáo trình (McKeachie, 1999, trang 177).
Những vấn đề này được sử dụng để thu hút sự tò mò của sinh viên và bắt đầu học chủ đề. Phương
pháp tình hướng hướng đến chuẩn bị cho sinh viên tư duy phản biện và khả năng phân tích, tìm
kiếm và sử dụng các nguồn tài liệu học tập thích hợp.
Định nghĩa học tập qua tình huống
Các tình huống thường là mô tả thực tế về các tình huống có vấn đề trong lĩnh vực nhất định,
đôi khi, chúng được tổng hợp được xây dựng để đại diện cho một nguyên tắc hoặc loại vấn đề cụ
thể” (McKeachie, 1999, trang 177). Phương pháp tình huống là một quá trình quy nạp trong đó
sinh viên học tập thông qua nỗ lực hợp tác giải quyết vấn đề và nó trái ngược với việc giảng viên
truyền đạt quan điểm 1 chiều kiến thức cho sinh viên (Herreid, 1994). Điều này đối lập trực tiếp
với những gì Friere (1971) đã gọi, phương pháp giáo dục ngân hàng. Với phương pháp giáo dục
ngân hàng, sinh viên là kho lưu trữ thông tin của người giảng viên. Sau đó, các sinh viên trình bày
lại các điều mà người giảng viên đã cung cấp - không có tư duy phản biện nào liên quan đến thực
hành. Với phương pháp tình huống, sinh viên và giảng viên tham gia vào một cuộc tranh luận
nhằm nâng cao kỹ năng tư duy phản biện; qua đó, xóa bỏ phương pháp giáo dục ngân hàng. Cho
nên, có thể nói phương pháp tình huống được thiết kế để nâng cao hiểu biết của sinh viên về các
khái niệm cốt lõi của bài giảng cũng như khuyến khích tư duy phản biện.
Các tình huống tạo cho sinh viên cơ hội để thực hiện việc ra quyết định, dù là cá nhân hay theo
nhóm, cung cấp cho sinh viên những ví dụ thực tế trong môi trường kinh doanh (Brooke, 2005).
Một số sinh viên gặp khó khăn trong việc kết nối lý thuyết với thực tế Cách tiếp cận tình huống
có cải thiện vấn đề này.
Một tình huống là một vấn đề và thách thức thực sự mà một công ty thực phải đối mặt ở thời
điểm quyết định quan trọng của ban quản trị. Người học được đặt vào vai trò là người ra quyết
định, được yêu cầu phân tích dữ liệu, phát triển các lựa chọn thay thế và đưa ra cũng như bảo vệ
các đề xuất của mình.
169