Page 168 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 168
"Học tập là quá trình trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh
nghiệm” (Kolb, 1984, trang 38). Kolb cho rằng việc học tập liên quan đến quá trình nhận thức
những khái niệm trừu tượng đã được linh hoạt áp dụng trong các tình huống khác nhau.
Chu trình học tập trải nghiệm được Kolb mô tả qua bốn bước:
Trong đó, Kolb nêu ra trình tự của việc học theo mô hình học tập trải nghiệm cần tuân thủ trình
tự của chu trình, nhưng không nhất thiết phải khởi đầu từ bước nào trong chu trình. Tuy nhiên
Kolb dựa trên giả định quan trọng về việc học: kiến thức khởi nguồn từ kinh nghiệm, kiến thức
cần được người học kiến tạo (hoặc tái tạo) chứ không phải là ghi nhớ những gì đã có. Cần vận
dụng đúng chu trình Kolb để có thể phát huy hiệu quả.
Kolb và những nhà nghiên cứu khác đã đi xa hơn khi nhận thấy rằng, với sự lựa chọn điểm
khởi đầu và thiên lệch sự tập trung vào một giai đoạn nào đó sẽ cho thấy phong cách học tập của
từng người (hoặc từng môn học).
Quan điểm cơ bản trong mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm này là người học cần thiết phải
tự phản chiếu (reflection) dựa vào những kinh nghiệm tích luỹ của bản thân để từ đó khái quát hóa
và công thức hóa các khái niệm để có thể áp dụng cho các tình huống mới có thể xuất hiện trong
thực tế; sau đó các khái niệm này được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tế để thấy được sự
đúng-sai, hữu dụng-vô ích,v.v. ; từ đó lại xuất hiện các kinh nghiệm mới, và chúng lại trở thành
đầu vào cho vòng học tập tiếp theo, cứ thế lặp lại cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra
ban đầu.
Chính vì vậy mà chu trình này yêu cầu người học có một tính kỉ luật nhất định trong việc học
thông qua việc lên kế hoạch, hành động, phản và liên hệ ngược trở lại các lý thuyết.
1. Kinh nghiệm cụ thể (một trải nghiệm hoặc tình huống mới gặp phải, hoặc chất vấn kinh
nghiệm vốn có).
167