Page 166 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 166
HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM: RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ
Nguyễn Thanh Phi Vân
Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Tóm tắt
Việc hiểu những lý thuyết và khái niệm trong những môn học tại trường đại học là rất quan
trọng, không nên được xem là việc học thuộc lòng. Sinh viên nên đặt cho mình những mục tiêu
cao hơn việc hiểu những môn học cũng như phát huy việc học hiệu quả và những kỹ năng liên
quan. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng sinh viên chưa thật vững kiến thức cơ bản cũng như
chưa chứng minh được năng lực làm được việc tại nơi làm việc sau khi ra trường. Bài viết này
tổng quan những khái niệm liên quan đến phương pháp dạy học tập trải nghiệm - học tập qua tình
huống (Case study method) hay nói cách khác là tối đa hoá kết quả kỳ vọng đạt được thông qua
tích hợp những kiến thức mà sinh viên đã tích luỹ được trước đó.
Từ khóa: Học tập trải nghiệm, Học tập qua tình huống, Sinh viên, Đại học.
1. Đặt vấn đề
Trước sự thay đổi không ngừng của công nghệ cũng như nhu cầu đòi hỏi chất lượng nguồn
nhân lực ngày càng cao từ nhu cẩu xã hội đã đặt áp lực rất lớn lên công cuộc đổi mới giáo dục
hiện nay, cho các trường đại học nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Đặt ra yêu cầu các chương
trình đào tạo, phương pháp giáo dục theo định hướng phát triển năng lực sinh viên, nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Cho nên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các
trường đại học xậy dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo. Những chuẩn đầu ra này
cần phản ánh đúng yêu cầu, đòi hỏi khách quan của xã hội và những bên liên quan, đồng thời được
xây dựng định hướng theo chuẩn nghề nghiệp. Vì vậy các hoạt động phát triển, xây dựng năng lực
cho sinh viên nói riêng và giáo dục - đào tạo nói chung của mỗi trường đại học đều phải hướng
tới hệ thống những chuẩn mực về đào tạo, kết quả đào tạođạt chuẩn đầu ra đã công bố thoả mãn
nhu cầu thực tế.
2. Cơ sở lý thuyết
Thang đo nhận thức Bloom
Theo Bloom (1956) tư duy của con người được chia thành 6 mức độ (Biết, Hiểu, Vận Dụng,
Phân Tích, Tổng Hợp, Đánh Giá) người học giỏi hơn có thể đạt được sự hiểu biết sâu về vấn đề
hay chủ đề đang hiện có và có nhiều năng lực ghi nhớ những khái niệm và sự vật hiện tượng một
cách có liên quan. Trong tháp tư duy học tập của Bloom mỗi mức độ biểu trưng cho mức độ sự
hiểu biết chủ đề môn học một cách khác nhau.
Tuy nhiên, với thay đổi của môi trường văn hoá – xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
sự hiểu biết của con người cũng khác đi, điều này dẩn đến cách dạy và học cũng thay đổi thích
ứng. Anderson & Krathwohl (2001) đã điều chỉnh tháp tư duy của Bloom thành phiên bản mới.
165