Page 162 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 162

TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO
                          MÂU THUẪN CỦA THỰC TẬP SINH VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN

                                          Huỳnh Trần Tố Uyên, Trương Văn Huyện

                       Học viên cao học Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
                                             Email: huynhuyen1010@gmail.com


                                                          Tóm tắt

                  Ngày nay, người lao động Việt Nam có xu hướng ra nước làm việc ngày càng tăng. Nhật Bản

               là một trong các số các quốc gia mà người Việt Nam chọn để làm việc có thể nói là đông nhất trên
               thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, việc sinh sống và làm việc nơi xứ người là một
               điều không dễ dàng. Cùng với việc xuất cảnh ngày càng nhiều thì rủi ro tiềm ẩn cũng tăng theo.
               Mâu thuẫn giữa các thực tập sinh Việt Nam xảy ra ngày càng nhiều từ những nguyên nhân nhỏ
               nhặt trong cuộc sống hằng ngày. Dù rằng phía Việt Nam và Nhật Bản đã có những phương thức
               phòng ngừa để nhằm hạn chế tới mức thấp nhất nhưng mâu thuẩn vẫn phát sinh ngoài dự tính mà
               không ai lường trước được.

                  Từ khóa: Thực tập sinh, Thực tập kỹ năng, Nghiệp đoàn, Xí nghiệp tiếp nhận, Cơ quan phái cử




                  1. Nội dung tình huống

                  Công ty TEXGAMEX-VN được Bộ lao động Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch
               vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chuyên hoạt động lĩnh vực đưa người lao động
               đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

                  Thực tập sinh là người lao động phổ thông đi Nhật Bản làm việc theo chương trình hợp tác lao
               động giữa Việt Nam và Nhật Bản.
                  Chương trình Thực tập kỹ năng Nhật Bản là chương trình hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam

               và Nhật Bản. Chương trình này mang đến cho người lao động Việt Nam cơ hội nâng cao tay nghề
               và kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại.

                  Chương trình Thực tập sinh Nhật Bản được chia làm ba loại
                   •  Thực tập sinh kỹ năng số 1: Từ ban đầu người lao động chọn đơn tuyển 1 năm thì thời
                       hạn hợp đồng làm việc tại Nhật sẽ đúng 1 năm. Kết thúc thời gian làm việc này thì người
                       lao động phải quay về nước.
                   •  Thực tập sinh kỹ năng số 2: Người lao động chọn hợp đồng 3 năm thì sau khi kết thúc
                       năm đầu tiên (tương đương với Thực tập sinh kỹ năng số 1), người lao động sẽ thi chuyển
                       sang giai đoạn tiếp theo, tiếp tục làm việc hai năm theo đúng hợp đồng.
                   •  Thực tập sinh kỹ năng số 3: Khi hoàn thành 3 năm làm việc tại Nhật, người lao động sẽ
                       thi tay nghề bậc 3 để chuyển sang Kỹ năng số 3 (gia hạn hợp đồng thêm 2 năm) hoặc Kỹ
                       năng đặc định số 1 (5 năm).

                  Nghiệp đoàn: chính là những tổ chức và đoàn thể được thành lập và là nơi chịu trách nhiệm về
               lợi ích của những người lao động. Đặc biệt là đối với các thực tập sinh kỹ năng đang sinh sống và

                                                                                                         161
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167