Page 158 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 158
tháng với thời gian dành cho sinh viên nghiên cứu, thực hành và trình bày một cách độc lập. Họ
đã thiết kế “Case It!” để nâng cao học hỏi về di truyền và bệnh truyền nhiễm, nó được cung cấp
miễn phí tại http://caseit.uwrf.edu/. Có ba công cụ độc lập dành cho sinh viên. Thứ nhất: Case It!
Investigator, sinh viên xem những tình huống qua video và thu thập những thông tin cơ bản. Thứ
hai với Case It! Simulation, sinh viên mô phỏng các xét nghiệm của một số bệnh di truyền và
truyền nhiễm trong phòng thí nghiệm. Cuối cùng, với Case It! Launch Pad, sinh viên kết nối với
một trình biên tập trang web hoặc hệ thống thảo luận mạng. Sau khi chạy các phân tích bằng Case
It! Simulation, sinh viên chụp và lưu những tấm ảnh về kết quả nhận được và tải lên trang web
thông qua trình biên tập trang web.
Đánh giá bằng chứng thực nghiệm của phương pháp case study
Việc sử dụng hiệu quả phương pháp tình huống trong các ngành luật, kinh tế, và chính sách
công hiếm khi được các nhà khoa học xem xét đánh giá. Tuy vậy, PBL được nhiều nhà nghiên
cứu xem xét trong số các phương pháp tiếp cận tình huống; ví dụ như của Allen, Donham, và
Bernhardt (2011). Điều đó đủ để nói rằng do có nhiều cách triển khai PBL nên có nhiều sự thay
đổi trong dữ liệu hơn những gì ta mong muốn. Những phân tích tổng hợp lúc nào cũng kết hợp
với một cái gì đó, nó được gọi là PBL cùng loại, bất kể cả hình thức trình bày. Tuy nhiên, dường
như có một sự đồng tình chung rằng những sinh viên trong lớp PBL làm bài thi trắc nghiệm có
một chút kém hơn nhưng tốt hơn trong việc đặt câu hỏi mở so với những sinh viên được giảng dạy
bằng bài giảng (Dochy, Segers, Van den Bossche, and Gijbels, 2003).
Tình huống tương tự cũng diễn ra với việc giảng dạy dựa trên tình huống. Kim và những người
khác (2006) đã tiến hành phân tích 100 bài báo tình huống và phát hiện ra sự khác biệt lớn trong
phương pháp giảng dạy. Họ kết luận rằng có rất ít bằng chứng cho thấy việc sử dụng các tình
huống cải thiện tư duy phản biện. Họ không tìm thấy một bài báo nào trong lĩnh vực khoa học cơ
bản, điều này được cho là có thể bởi vì trên thực tế, có những tài liệu quan trọng về vấn đề này.
Tác giả Lundeberg and Yadav (2006a, 2006b) đã hệ thống hóa phương pháp giảng dạy qua tình
huống trong công trình của mình. Yadav và các tác giả (2007) đã báo cáo dữ liệu từ cuộc khảo sát
quốc gia với 101 giảng viên sử dụng các tình huống từ Mỹ và Canada. Những giảng viên cho biết
rằng việc giảng dạy dựa trên tình huống giúp cho sinh viên nâng cao khả năng tư duy phản biện
(89,1%), tốt hơn về khả năng kết nối giữa nhiều lĩnh vực kiến thức (82,6%) và hiểu sâu hơn về
các khái niệm (90,1%). Họ cũng báo cáo rằng trong quá trình giảng dạy nghiên cứu tình huống,
sinh viên có khả năng nhìn nhận một vấn đề từ nhiều khía cạnh tốt hơn (91,3%) và sinh viên tham
gia vào lớp học nhiều hơn khi sử dụng các tình huống (93,8%).
Những phát hiện này phù hợp với những nghiên cứu trước đây, trong đó các nhà nghiên cứu đã
nghiên cứu riêng biệt giá trị của việc sử dụng những chiến lược học tập chủ động (Phạm Thái Bảo
Ngọc, 2022). Nghiên cứu này khái quát nhiều nội dung, trong đó có ba nội dung sau:
1. Kỹ thuật học tập chủ động, như được ví dụ trong các nghiên cứu tình huống, thường có hiệu
quả vượt trội hơn hẳn so với phương pháp giảng dạy bằng bài giảng.
2. Các bài giảng tình huống (bao gồm PBL) là một trong những phương pháp tốt nhất trong
số tất cả các cách tiếp cận phương pháp học tập chủ động. Sức mạnh của phương pháp này
là họ đã đặt việc học (nội dung, phương pháp) vào trong một bối cảnh dễ nhớ.
157