Page 159 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 159
3. Có nhiều phương pháp giảng dạy tình huống khác nhau. Khi các nhà nghiên cứu viết báo
cáo đánh giá, họ thường gộp tất cả chúng lại với nhau theo tình huống hoặc phương pháp
PBL. Do đó, về cơ bản chúng ta không có kiến thức về hiệu quả độc lập của chúng. Tuy
nhiên, chúng ta có thể đưa ra một số phỏng đoán về tính hiệu quả, sử dụng mô hình nón
làm hệ quy chiếu.
Mô hình giảng dạy tình huống hình nón
Mô hình nón được Dale (1969) trình bày, mô hình diễn giải các phương pháp giảng dạy và việc
ảnh hưởng đến việc thu nhận thông tin. Theo các thực nghiệm của Lord (2007), kém hiệu quả nhất
chính là phương pháp bài giảng so với các phương pháp khác. Ngược lại, hiệu quả nhất chính là khi
sinh viên tương tác với nhau. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “Phương pháp giảng dạy nào hiệu quả
nhất?” tác giả Bill McKeachie đã kết luận rằng “phụ thuộc vào mục tiêu, sinh viên, nội dung, và giảng
viên”. Và kết luận sau đó là “sinh viên dạy sinh viên khác” (Svinicki and McKeachie, 2011, p. 192).
Như vậy, nếu giảng viên chấp nhận rằng mô hình nón minh họa hiện trạng của các vấn đề liên
quan đến việc học tập của sinh viên thì vai trò của các phương pháp giảng dạy tình huống khác
nhau sẽ như thế nào để phù hợp? Câu trả lời được gợi ý ở trong hình 1. Trong đó, phương pháp
bài giảng truyền thống là “yếu nhất” trong việc nâng cao việc học sử dụng các tình huống. Lý do
chính là bởi vì các trường hợp bài giảng vẫn là các bài giảng, mặc dù thú vị và giải trí hơn các bài
giảng điển hình. Bài giảng cũng không đọng lại sâu trong tâm trí người học.
Hình 1: Mô hình học tập hình nón
Bài giảng
4%-8%*
Đọc Tình huống bài giảng
6%-10%
Bài giảng với hình ảnh Tình huống thảo luận
12%-18%
Sinh viên thực hiện độc lập Tình huống cá nhân
45%-65%
Hợp tác theo nhóm Tình huống nhóm nhỏ
60%-80%
Sinh viên dạy một người khác
80%-98% • Tranh luận thân thiện
• Tình huống gián đoạn
• Học nhóm
Nguồn: Theo Dale (1969) và Herreid (2011)
• Học dựa trên tình huống
(*) Số phần trăm ổn định sau sáu tuần theo dõi
158