Page 155 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 155
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THÔNG QUA CÁC TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH CASE-
STUDY
Nguyễn Giang Đô, ngdo@ntt.edu.vn
Khoa QTKD - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Lê Hoàng Uyên Thư*, 21129094@student.hcmute.edu.vn
Khoa Điện Điện tử - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TpHCM
(*) Tác giả liên hệ
Tóm tắt
Đại học Harvard và các trường khác từ nhiều thập kỷ trước đã khởi xướng một cách tiếp cận
mới để giảng dạy được gọi là phương pháp tình huống điển hình (case-study teaching method).
Sau khi có kết quả tích cực từ việc sử dụng những tình huống trong trường Luật, khoa Kinh doanh
của Harvard đã bắt đầu sử dụng những câu chuyện có thật về các tình huống kinh doanh thực tế
để hướng dẫn và giảng dạy cho sinh viên. Trong lớp học, những sinh viên phân tích vấn đề về kinh
doanh cùng với người thầy qua những cuộc tranh luận đến từ hai phía. Phương pháp giảng dạy
này đã dần được biết đến như là phương pháp tình huống điển hình và ngày nay nó được xem là
hình thức giảng dạy phổ biến tại những trường đại học về luật, kinh doanh, chính sách cộng, quản
trị kinh doanh, quản lý kỹ thuật và nhiều ngành khác. Bài viết này lược khảo một số phương pháp
giảng dạy và trình bày cho người học trải nghiệm về phương pháp tình huống điển hình đã được
thực hiện.
Từ khóa: Phương pháp tình huống, học tập dựa trên vấn đề, case-study.
Giới thiệu
Phương pháp giảng dạy dùng tình huống bắt đầu từ giữa thế kỷ trước và vẫn đang tiếp tục phát
triển tại hầu hết các trường đại học trên thế giới mặc dù chưa được đánh đúng mức giá về hiệu quả
(Sigala et al., 2022). Giảng viên các ngành học như kinh doanh, hóa học, hay y khoa… bắt đầu
chuyển tải các kiến thức của mình thông qua những câu chuyện độc quyền, giảng cùng với các bài
học từ trong sách giáo khoa. Việc sử dụng độc quyền những câu chuyện tình huống được gọi tên
là phương pháp học tập dựa trên vấn đề (problem-based learning, PBL), sinh viên tập hợp thành
những nhóm nhỏ cùng với một người hướng dẫn và cùng nhau thảo luận và đưa ra các giải pháp
khác nhau xung quanh chủ đề của tình huống. Các giảng viên, các nhà nghiên cứu sư phạm đã
phân loại các cách tiếp cận và những dị bản của mô hình giảng dạy theo tình huống của Harvard
ban đầu dựa trên cách mà sinh viên tham gia vào bài giảng tình huống (student’s engagement).
Theo các nhà nghiên cứu và ứng dụng thực nghiệm như Herreid, (2007) và Moust và cộng sự
(2021) nghiên cứu tình huống chính là “truyền tải những câu chuyện mang mang mục tiêu giáo
dục” và “dựa trên những vấn đề thật”.
Khi phân loại theo cách trên, những câu chuyện - tình huống có thể được thực hiện thông qua
các cách khác nhau: bài thảo luận (discussion), bài giảng (lecture), phương pháp chia nhóm nhỏ
154