Page 160 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 160

Herrid (2011) dự đoán phương pháp thảo luận tình huống hiệu quả hơn so với bài giảng. Sự
               hạn chế của phương pháp thảo luận tình huống chỉ duy nhất là “chỉ có một hay một vài sinh viên
               tham gia thảo luận với giảng viên”, trong khi phần còn lại của lớp thì thụ động, trừ khi lớp có số
               sinh viên ít.

                  Chuyển sang những phương pháp học tập cá nhân của việc giảng dạy tình huống, nếu chúng ta
               căn cứ theo mô hình nón, chúng ta sẽ xếp phương pháp giảng dạy ở mức độ “Sinh viên độc lập
               thực hành” với tỉ lệ duy trì từ 45 đến 65 phần trăm. Cách sắp xếp này có vẻ đặc biệt phù hợp với
               phương pháp thảo luận theo tình huống, trong đó sinh viên sẽ tự mình nghiên cứu một chủ đề và
               sau đó trình bày các quan điểm tương phản dưới dạng một cuộc đối thoại hay tranh luận.

                  Herrid cũng đã đánh giá phương pháp tình huống nhóm nhỏ như là phương pháp tối ưu cho
               việc giảng dạy hiện đại. Giảng viên luôn mong muốn đạt hiệu quả cao khi bài giảng có lượng
               tương tác tối đa giữa những người tham gia (sinh viên), đặc biệt là khi những sinh viên đang hướng

               dẫn cho những sinh viên khác. Đối với các phương pháp PBL, việc học nhóm có những ưu điểm
               như nâng cao tư duy phản biện hay kỹ năng hợp tác làm việc Nhóm. Khuyến nghị của nhóm tác
               giả đó là “Giảng viên thường xuyên thực hiện các phương pháp này” cho một học kỳ hay toàn bộ
               khóa học.
                  Như vậy, phương pháp tình huống có những biến thể và tình huống được truyền tải  vào khóa

               học theo từng chủ đề và tuần tự. Các nhóm sinh viên sẽ tra cứu các chủ đề và trình bày kết quả
               tìm thấy thông qua thảo luận. Theo mức độ hiệu quả, phương pháp PBL và tình huống là phương
               pháp học tập theo nhóm tốt nhất, các phương pháp này thu hút sinh viên, sinh viên sẽ chủ động và
               tham gia trực tiếp vào quá trình tìm lời giải của chủ đề.

                  Kết luận
                  Phương pháp case study ngày càng được các trường đại học đưa vào giảng dạy. Giảng viên sẽ
               chọn phương pháp phù hợp nhất cho việc giảng dạy tình huống của mình trong lớp học. Với đánh

               giá rằng phương pháp tình huống sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn so với những phương pháp
               truyền thống khác, đây sẽ là một thử thách và cơ hội của các giảng viên trong việc soạn thảo, áp
               dụng và cải tiến các bài giảng tình huống giúp sinh viên đạt các chuẩn đầu ra. Mô hình giảng dạy
               theo tình huống chắc chắn sẽ là một trải nghiệm giá trị của các bạn sinh viên có được trong quá
               trình học tập,. Thông qua phương pháp này sinh viên sẽ được trang bị năng lực thích ứng với môi
               trường làm việc trong tương lai.



               Tài liệu tham khảo
                  1.  Allen, D. E., Donham, R. S., & Bernhardt, S. A. (2011). Problem‐based learning. New
                      directions for teaching and learning, 2011(128), 21-29.
                                                                         rd
                  2.  Dale, E. (1969). Audiovisual methods in teaching. (3 . Ed), Dryden Press. New York
                  3.  Dochy, F., Segers, M., Van den Bossche, P., & Gijbels, D. (2003). Effects of problem-
                      based learning: A meta-analysis. Learning and instruction, 13(5), 533-568.
                  4.  Herreid, C. F. (2005). The interrupted case method. Journal of College Science
                      Teaching, 35(2), 4.





                                                                                                         159
   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165