Page 157 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 157
phương pháp tình huống gián đoạn- the interrupted case method (Herreid, 2005a). Nó giống với PBL
nhưng mỗi trường hợp được xử lí chỉ trong một buổi học duy nhất mà học sinh không phải thực hiện
việc tra cứu tài liệu. Thay vào đó, tình huống chứa tất cả những thông tin và dữ liệu cần trong những
phần kế tiếp của nó để sinh viên giải quyết vấn đề theo từng bước.
Phương pháp tranh luận thân thiện - intimate debate method - (tranh luận mang tính xây dựng)
là một phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ hiệu quả trong việc giải quyết những chủ đề còn gây
nhiều tranh cãi trong từng lĩnh vực hoặc những vấn đề chung của thế giới về khoa học và xã hội
(như việc sự sáng tạo so với sự tiến hóa, sự nóng lên toàn cầu…). Các nhóm sinh viên chuẩn bị về
cả những mặt ưu và khuyết của một vấn đề, sau đó, họ chọn nhóm với một sinh viên khác ở bên
đối kháng của câu hỏi và tranh luận các quan điểm cụ thể với nhau. Tiếp đến, các cặp sinh viên sẽ
đổi vai cho nhau. Cuối cùng, họ kết thúc tranh luận của mình và cố gắng đạt được thỏa hiệp thống
nhất cho câu trả lời.
Nhiều nhà khoa học đã phát triển phương pháp sử dụng các nhóm nhỏ lên một hình thức nghệ
thuật được gọi là học theo nhóm (learning in group) (Michaelsen, Knight, and Fink, 2002). Trước
mỗi buổi học, sinh viên sẽ phải đọc, nghiên cứu về chủ đề. Khi đến lớp, họ tập hợp thành các
nhóm nhỏ cố định, làm một bài kiểm tra cá nhân dựa trên tài liệu đã đọc và sau đó làm lại bài kiểm
tra theo nhóm. Các câu trả lời được chấm ngay tại lớp và các nhóm có cơ hội khiếu nại về điểm
của mình. Những nghiên tình huống sẽ là đi đúng hướng khi học sinh áp dụng những gì đã học
vào giải quyết tình huống trước đó của mình.
Phương pháp thảo luận cá nhân
Không phải tất cả những tình huống đều được giao cho nhóm hay cả lớp. Sau đây là ba ví dụ
mà tình huống được giao cho cá nhân thực hiện. Phương pháp hội thoại tình huống, người thầy
yêu cầu sinh viên viết một đoạn hội thoại giữa hai người hiểu biết nhiều về một chủ đề gây tranh
cãi. Những cá nhân trong câu chuyện của họ (Ví dụ sinh viên tên Hoa và Hùng) có quan điểm đối
lập về một vấn đề chẳng hạn như sự nóng lên toàn cầu. Hoa và Hùng có ít nhất hai mươi cuộc trao
đổi với nhau. Những cuộc trao đổi nên được hướng dẫn để có trọng tâm và có ý mới. Sinh viên
phải tham khảo ý kiến khẳng định mà những người ủng hộ cho lập trường của mình nêu lên. Cuối
cùng, vào cuối cuộc hội thoại, những sinh viên nên bày tỏ lập trường của mình về chủ đề và những
lý do cho việc có lập trường đó.
Trong phương pháp tình huống trực tiếp - direct case methods-, tình huống được giao cho cả
lớp nhưng những sinh viên sẽ chỉ làm việc một mình. Bản thân tình huống là một kịch bản vắn tắt
với hàng loạt những câu hỏi. Mỗi câu hỏi có một đáp án chính xác duy nhất. Hay nói cách khác,
tình huống không kết thúc mở với nhiều đáp án có thể xảy ra, mỗi người có thể sẽ có những đáp
án hợp lí khác nhau. Thay vào đó, mục đích của tình huống này chính là để nhấn mạnh thông tin
thực sự. Kiểu tình huống này đặc biệt phù hợp cho những giảng viên giải phẫu và sinh lý học, nơi
có phí trả thêm cho việc chuyển giao thông tin. Khi bắt đầu mỗi học phần, người hướng dẫn đưa
ra một bản mô tả tình huống ngắn gọn với các câu hỏi mà sinh viên phải trả lời. Sinh viên sẽ nộp
câu trả lời của mình sau nghi nghe các bài giảng về chủ đề và nghiên cứu tài liệu. Sau đó, giảng
viên sẽ cho cả lớp thảo luận trên những phản hồi của họ.
Những tình huống mô phỏng máy tính. Bergland và các tác giả (2006) đã phát triển những
tình huống tương tác dựa trên máy tính (http://caseit.uwrf.edu//caseit.html) có thể kéo dài tới một
156