Page 156 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 156

(small-groups), và nhiều phương pháp khác. Cách tiếp cận này giúp cho người thầy tự do sáng
               tạo, không bị gò bó bởi những quy tắc thuyết trình bài giảng. Vậy phương pháp giảng dạy tình
               huống là gì?


                  Phương pháp tình huống (Case study methods)

                  Phương pháp tình huống thường được phân loại theo cách thực hiện của giảng viên như sau:
                  Phương pháp bài giảng (lecture method)

                  Trong phương pháp này, giảng viên sẽ đóng vai người kể truyện về một tình huống. Uu điểm
               của phương pháp này đó là thông tin được trình bày cụ thể trong ngữ cảnh. Người thầy có thể

               truyền cảm hứng cho sinh viên của mình bằng những lời kể về những khám phá lịch sử vĩ đại
               trong khoa học, trong triết học hay trong lịch sử, trong kinh doanh, và trong y học. Sự hóa thân
               (đóng vai) cũng được sử dụng trong phương pháp bài giảng. Người thầy giảng về lịch sử có thể
               đóng giả những chính nhân vật trong lịch sử khi giảng bài. Mặc dù hấp dẫn hơn so với cách giảng
               – nghe- chép thông thường, song phương pháp này vẫn có tồn tại cố hữu của phương pháp bài
               giảng, đó là việc sinh viên tiếp nhận thông tin thụ động.

                  Phương pháp thảo luận lớp (discussion)

                  Thảo luận toàn bộ lớp học tham gia là phương pháp giảng dạy tình huống cổ điển. Với hình
               thức thảo luận này, giảng viên có thể thực hiện bằng cách đứng trước lớp và yêu cầu, mời gọi sinh
               viên thảo luận về tình huống (câu chuyện) vừa nêu, hy vọng rằng mọi suy nghĩ, ý kiến sẽ được cả
               lớp trình bày theo cách riêng của mình. Những biến thể khác của buổi học hình thức thảo luận
               trong lớp bao gồm tranh luận (debates), hội nghị chuyên đề (symposia), xử án (trials) và điều trần
               công khai (public hearing).

                  Phương pháp thảo luận nhóm nhỏ (small group)
                  Hơn hai thập kỷ qua, những lợi ích của hình thức thảo luận nhóm nhỏ đã được biết đến như là

               một hình thức học tập hợp tác (cooperative) hay cộng tác (collaborative). Phương pháp này được
               nhóm Johnson và các cộng sự phát triển và xuất bản. Một số quyển sách được nhiều thầy cô giáo
               tìm đọc đó là “Hợp tác hay cạnh tranh: Lý thuyết và nghiên cứu” (Cooperative or competition:
               Theory and Research” (Johnson và Johnson, 1989) hay quyển “Giảng dạy tích cực: Hợp tác trong
               lớp  học  bậc  Đại  học”  (Active  Learning:  Cooperation  in  the  College  Classroom)  (Johnson  và
               Johnson, và Smith, 2006). Các tác giả đã thu thập dữ liệu sâu rộng để chứng minh rằng việc giảng
               dạy sử dụng các nhóm nhỏ sinh viên vượt trội hơn hẳn phương pháp bài giảng thông thường
               (Johnson và Johnson, 1989). Phương pháp thảo luận nhóm nhỏ tình huống này đặc biệt hiệu quả
               trong việc thúc đẩy các ý kiến đa dạng, quan điểm và tôn trọng những góc nhìn khác nhau về một
               vấn đề. Đặc biệt, phương pháp này còn cải thiện cách để sinh viên diễn đạt và trau chuốt khi trình
               bày các ý tưởng.

                  Trong y khoa, sử dụng PBL với cách tiếp cận thảo luận nhóm nhỏ khá thành công. Ban đầu, những
               nhóm sinh viên làm việc riêng với người hướng dẫn để chẩn đoán những chứng bệnh nhẹ cho bệnh
               nhân. Sinh viên sẽ tiếp thu được kiến thức và trải nghiệm tốt hơn thông qua buổi học thảo luận nếu
               trước đó đã thực hiện việc nghiên cứu chi tiết về chủ đề thảo luận . Một dạng phổ biến của phương
               pháp này là cung cấp thông tin từng phần một (thường được gọi là cung cấp thông tin lũy tiến) là



                                                                                                         155
   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161