Page 167 - HỘI THẢO KHOA HOC 18.5.2022
P. 167

Tháp nhận thức cũng dựa trên 6 mức độ gốc, nhưng được điều chỉnh theo hướng “học tập có ý
               nghĩa cung cấp cho người học kiến thức và quá trình nhận thức mà họ cần để giải quyết được vấn
               đề”. Thang đo nhận thức Bloom được điều chỉnh như:


                                                        Sáng tạo ra
                                                       điều mới mẻ


                                                       Đánh giá



                                                       Phân tích



                                                      Ứng dụng



                                                          Hiểu




                                                           Biết



                   -  Cấp Biết: là mức độ cơ bản nhất. Tập trung vào việc giữ lại nhiều thông tin nhất.
                   -  Cấp Hiểu: là phải hiểu những thông tin đã được giữ lại
                   -  Cấp Ứng Dụng: là áp dụng những thông tin, lý thuyết và khái niệm vào tình huống thực
                       tiễn
                   -  Cấp Phân Tích: là chia nhỏ kiến thức và những khái niệm trong một tình huống thành
                       những thành phần phụ.
                   -  Cấp Đánh Giá: là nhận xét những giá trị cái gì đã được học và thể hiện ra ngoài
                   -  Cấp Sáng Tạo Ra Điều Mới Mẻ: là sáng tạo ra một sản phẩm mới

                  Lý thuyết học tập trải nghiệm

                  Là con người, chúng ta học bằng cách nào? Có phải việc học là một quá trình tiêu hoá những
               sự thật và thông tin mà chúng ta sẽ tiếp tục tái tạo tiếp tục sau đó. Tất cả mọi thứ đều là sự thật
               nhưng nếu chúng không có mối liên quan với nhau thì thật khó mà có thể nhớ được. Việc học sẽ
               dễ dàng hơn nếu sự kết nối được ý tưởng và sự vật hiện tượng. Vậy thì làm thế nào để thực hiện
               được sự kết nối đó? Có thể có những quy luật hay phương pháp nào đó cần được áp dụng? Như
               đã biết, sinh viên có thể học những quy tắc hay thực hiện những quy trình luôn giống nhau.

                  Ví dụ: tại trường ĐH, sinh viên được học những quy trình bán hàng, quy trình thủ tục hành
               chính thì luôn giống nhau. Trong khi đó việc học những quy trình thì chưa đủ khi mà doanh nghiệp
               cần giải quyết những vấn đề cụ thể và thực tế mà đôi khi nhân viên cũng như sinh viên mới ra

               trường chưa hề gặp trước đây. Đặc biệt hơn là khi muốn kiến tạo ra một cái gì khác biệt và mới.
                  Theo lý thuyết của Kolb (1984), động lực cho sự phát triển các khái niệm mới đó là những kinh
               nghiệm mới.




                                                                                                         166
   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172