Page 184 - BUT THUAT NGUYEN DU TRNG DOAN TRUONG TAN THANH
P. 184

Lời  buộc  tội  như sét đánh  bên  tai.  Lời  biện-minh  quả "khôn
              ngoan đến  mực". Rõ  là  văn-chương đối đáp  của "bà  già  kẻ cắp
              gặp  nhau": một đằng  "miệng  quan  có gang  có thép",  một đằng
              dân oan "nói điều ràng buộc thì tay cũng già"!

              I- Kiều và Hoạn Thư, Bà già kẻ cắp gặp nhau.

                          Dõi theo gót nàng Kiều trong cuộc hành-trình gian- khổ,
              ta đã gặp  một  nàng  Kiều khôn-khéo  với  Thúc-Sinh,  nhẫn-nhục
              trước "máu   ghen    lạ đời" của   nàng "con   quan   Lại-
              Bộ". Kiều đã khôn,  nhưng  Hoạn-Thư lại  còn "tinh-ma,  quỷ-
              quái". Hai địch-thủ ấy, đã từng chạm trán năm xưa, giờ lại bỗng
              dưng đương đầu đối-diện. Hai lần gặp nhau, hai người đều lần-
              lượt ở cái  thế thay  bậc đổi  ngôi.  Xưa  kia,  bị bà chủ Hoạn-
              Thư "bắt  khoan,  bắt  nhặt",  Thuý-Kiều đành âm-thầm  cam
              phận "hoa-nô", ngày nay, Thuý-Kiều trên ngai vàng, ngồi xử án
              Hoạn-Thư, Hoạn-Thư tự biện-hộ. Cuộc đối chất gay-go giữa bị-
              can với quan tòa lần này mới làm sáng tỏ thêm tâm-lý và thái-
              độ đôi bên.

              1- Thái-độ và tâm-lý Thuý-Kiều

                    1.1- Vậy thái-độ của Kiều như thế nào?


                             a) Ngồi xét-xử oán ân, Kiều có thái-độ của một kẻ tự-
              hào đắc-chí, lúc mềm-mỏng, mỉa-mai, khi cứng rắn, đe dọa:


                                * "Tiểu-thư cũng có bây giờ đến đây!" Giọng nói mới
              chanh chua làm sao! Tưởng chừng như được nghe cái giọng dè-
              bĩu của những người quen lời chửi mát "mấy khi rồng lại đến nhà
              tôm!". Kiều cũng học được cái lối bóng gió xa-xôi ấy. Chào đon-
              đả như vậy,  khác  nào  như muốn  nói:  tiểu-thư đài-các  như nàng
              mà cũng còn hạ-cố đến chốn bần-tiện này ư? Câu nói ấy gíá được
              nghe  vào  lúc  nàng ở thanh-lâu  thì rõ là giọng  nói  chân-tình,
              song đến khi quyền cao thế lớn như bây giờ, thì rõ ra giọng mỉa-
              mai  hợm-hĩnh.  Mà đâu  có phải  Hoạn-Thư tìm đến,  có lẽ Hoạn-
              Thư không bao giờ và cũng chẳng cần tìm đến, đây là chính Kiều
              gọi đến, bây giờ lại chính Kiều đổi giọng. Thì ra bị gọi đến để cho

                                         183
   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189