Page 185 - BUT THUAT NGUYEN DU TRNG DOAN TRUONG TAN THANH
P. 185
nàng mỉa nhiếc. Đúng là giọng của người đắc-thế, một bước lên
bà thì cũng lên mặt ta đây. Thái-độ mềm-mỏng ấy như báo trước
một cơn dông-tố phũ-phàng. Nó nguy-hiểm hơn là giận-dữ. Thái-
độ ấy kể cũng đáng sợ thay! Thái-độ ấy giữa chốn ba quân, "dưới
cờ gươm tuốt", thoạt nghe ai là chẳng "hồn lạc phách xiêu".
* Ngọt mà vẫn chua, thái-độ Kiều đang từ mềm-mỏng,
chợt đổi sang cứng rắn:
"Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan?
Dễ-dàng là thói hồng-nhan,
Càng cay-nghiệt lắm, càng oan-trái nhiều!"
Thực là đanh thép gớm-ghê! "Dễ có mấy tay!": ở đời đã mấy
người được như nàng! Nửa như mắng, nửa như khen. Khen
như vậy là khen chết người: ngày xưa có gan độc-ác, "đày-
đọa" ta, hỏi bây giờ có còn đủ gan "cất đầu", "trông thấy nhãn-
tiền" ta đây quyền uy xét xử? Rõ là thách-thức. Một cuộc thi tài
so dạ, một cuộc đối-chất gay-go, hứa-hẹn phần thắng về Kiều,
mà cái chết đã nằm chắc trong tay tử-tội số một "chính danh thủ-
phạm tên là Hoạn-Thư". Ngày xưa "cay-nghiệt" bao nhiêu, ngày
nay sẽ phải chịu tội bấy nhiêu. Có gan mua chuốc oán này, có gan
hứng lấy đọa-đày đớn-đau. "Càng càng cay-nghiệt lắm, càng oan
trái nhiều". Ai bảo gieo gió thì không đừng gặt bão? Ác giả ác
báo. Rõ là đe dọa hết lời! Sắc hơn dao, chắc hơn đinh, lời kết án
quả đã như gươm sắc kề đầu.
b) Trong khí-thế đắc-thắng ấy, Kiều vẫn giữ được
sự khéo khôn.
Buộc tội thì phải kể tội cho rõ, vạch lỗi cho minh. Tội-
trạng có rõ-ràng, thì lời kết án mới công-bằng hữu-lý. Đằng này,
Kiều không kể rõ. Nàng chỉ nhắc lướt qua, rằng "đời xưa mấy
mặt", và đời xưa "cay-nghiệt lắm".
184