Page 183 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 183
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Tiếng lóng không phải chỉ trong giới trẻ hay giang hồ, “mánh
mung” ngoài đường phố, mà ngay cả trong hàng ngũ công-
chức, thậm chí mới đây ngày 29/5/2014, chính-quyền Hà-
Nội đã phải “ban hành Quy chế thực-hiện kỷ-cương hành-
chính và Văn-hóa công sở tại Văn phòng UBND thành phố.
Quy chế yêu cầu cán bộ công chức khi giao tiếp với đồng
nghiệp phải lịch sự, không nói tục, dùng tiếng lóng, quát
nạt.”
http://baophapluat.vn/trong-nuoc/ha-noi-cam-cong-chuc-ubnd-tp-noi-tuc-
dung-tieng-long-186681.html; http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-
chuc-ha-noi-bi-cam-noi-tuc-tieng-long-2999523.html
Cũng tờ báo trên cho biết: “Những người được lấy ý kiến cho
rằng, nguyên nhân chính gây nên những hành vi ứng xử
không phù hợp trong các cơ quan hành chính Hà Nội là do
việc đánh giá chất lượng cán bộ còn thiên vị, “cào bằng” Cào
bằng là gì? Lại cũng là tiếng lóng lưu-hành trong công-văn.
Theo nội-dung văn-bản, thì cào bằng là công-bằng. Nhưng
đã có nhiều tranh cãi và cho rằng công-bằng không phải là
cào bằng. Từ “cào bằng” dùng sai, vì cào bằng tức là san
bằng, còn “công bằng là ngay thẳng và bằng phẳng, chỉ đức
tính của một người ăn ở ngay thẳng, không thiên vị một ai;
như một ông quan tòa xử án công bằng có nghĩa là xử án
không thiên vị một ai.” Cào bằng gợi ra ý tưởng phủ-nhận
quyền tư-hữu.
Tác-giả Chu Chi Nam viết: “Một thí dụ cho dễ hiểu, đó là ai
cũng có quyền tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến của mình.
Nhưng mỗi người một ý kiến khác nhau, hay dở khác nhau;
chứ công bằng không có nghĩa là ai cũng phát biểu cùng
một ý kiến, đây là công bằng của nghĩa cào bằng, chỉ làm
cho xã hội trở nên nghèo nàn về tinh thần cũng như vật
chất.
182