Page 185 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 185
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
tranh-luận về luật gia-đình, bênh-vực đề-cao nữ-quyền đã
buột miệng phát biểu: "Không có đàn bà sức mấy có đàn
ông!". Câu nói đã làm đề-tài cho báo-chí bình-phẩm, nhưng
sau đó bỗng thành thông-dụng trong những chuyện hài-
hước và được sử-dụng như một tiếng lóng phổ-biến.
* Gần đây, trong "Gia- Đình Bác Tám", con Hiền đã trả lời
ông Chín Ðờn Cò cũng bằng cái giọng cong-cớn như vậy.
Chín Ðờn Cò đưa một ngón tay xỉ xỉ con Hiền:
- Cha-chả, bộ "bây" nhiễm giọng "cái lồi ngồi trên cái
cốc" rồi hả Hiền? "Bây" mà theo cái ngữ đó là kể như
thằng Hiếu nó cho "bây" ở "giá" đó nghe chưa?
Con Hiền đưa mắt nhìn chung quanh vườn một lượt để dò
xét. Sau đó nó vừa nói vừa nghiến răng.
- "Còn lâu mới nhiễm...Sức mấy bác Chín... Con là
con Hiền mà bác..." (trang 35).
* Cũng như trong Truyện Kiều của Nguyễn-Du, các
nhân-vật Tú-Bà, Sở-Khanh, Hoạn-Thư từ xưa đã thành một
danh-từ chung phổ-biến; sau này người ta hâm-mộ tuồng
cải-lương hài-hước "Ngao, Sò, Ốc, Hến" đến mức cũng biến
các nhân-vật trong truyện thành những hình-dung-từ để
khôi-hài mua vui. Nói về tính keo-kiệt hà-tiện: "Ôi chào!
thằng chả trùm sò quá xá cỡ!", hoặc dùng những câu đối-
đáp của "thầy đề, quan huyện" để nói về tính háo-sắc như:
"phong-lưu một chuyến", "đi khám điền thổ".v.v...Phải thấy
đám trẻ trong xóm tụm năm, tụm ba, say-sưa diễn đi diễn
lại với nhau tuồng cải-lương này mới thấy tại sao những từ-
ngữ trên đã đi sâu vào sinh-hoạt của quần-chúng miền Nam
sau 1975.
184