Page 182 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 182
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
…………...Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp:
Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng,
đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu. Nước mình
đang ở thời kỳ đồ đểu. (Vô Danh)”
Cũng như trường hợp các tiếng lóng thời thập niên 30 từ
những truyện như Lục-Xì, Bỉ Vỏ đã nói ở trên, những tiếng
lóng này rồi cũng sẽ bị gạn lọc theo thời gian. Nói là giá bèo,
hay khủng thì còn hiểu được là giá rẻ như bèo hay giá cao
kinh khủng, có thể sẽ được lưu tồn, các tiếng kia ắt hẳn sẽ
biến mất sau này, khi mà trình độ văn-hoá văn-minh tiến-bộ
làm thay đổi tâm-thức con người.
Bởi vì tiếng lóng thuộc văn nói, là ngôn-ngữ truyền miệng
của quần-chúng, là thứ ngôn-ngữ ngoài đường phố, không
phải ngôn-ngữ hàn-lâm chính-thức đưa vào văn viết, nếu có
thì chỉ nên đưa vào những tiếng lóng thanh-nhã cho dù là
văn tả thực. Những tiếng lóng thô-bỉ, tục-tĩu, vượt ra ngoài
khuôn-khổ đạo-đức, không nên đưa vào văn-chương chữ
viết, chỉ làm mất vẻ đẹp của ngôn-ngữ, bởi vì văn , ở
đây được hiểu là đường gân, nét vằn trên gấm vóc, như “ba
văn” là vằn sóng, hay “chỉ văn” , là dấu vằn trên
ngón tay, là những đường nét làm nên vẻ đẹp của văn-
chương, nhất là tiếng Việt với những nét đặc-thù cần được
giữ gìn sự trong sáng cho xứng với cái địa-vị tuyệt-vời. Cho
nên trước sau thì cũng sẽ bị đào-thải theo thời-gian.
Thôi thì khỏi nói, với luồng thông tin trên mạng internet,
ngày nay tiếng lóng bất kể là thanh hay tục lan tràn như
dông bão, đến nỗi đã xuất-hiện những từ-điển tiếng lóng.
181